ClockThứ Năm, 13/04/2023 14:18

Góp ý hoàn thiện các quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất

Thời gian qua việc miễn giảm, giảm tiền sử dụng đất đối với các hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân đã góp phần kêu gọi đầu tư, mở rộng phạm vi, vùng cấp nước, cải thiện điều kiện cung cấp nước.

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đaiHơn 9 triệu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

leftcenterrightdel
Nhiều công trình đầu tư năm 2022 tại tỉnh Gia Lai chưa được giải ngân vốn do địa phương không thu được tiền sử dụng đất - nguồn phân bổ vốn theo kế hoạch. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN 

Trước thực tế có sự chênh lệch về các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về việc bổ sung các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất.

Góp ý tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về miễn giảm, giảm tiền sử dụng đất, ông Ngô Gia Cường, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thẩm định giá và Giám định Việt Nam (VAI), đề xuất Dự thảo Luật cần bổ sung một số đối tượng được xét miễn; nên miễn với đất xây dựng công trình cấp-thoát nước.

Đất xây dựng công trình khai thác, xử lý nước sạch, nước thải. Đất xây dựng, lắp đặt mương, bờ kè, cống dẫn nước thải, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước sạch-nước thải và các công trình trực tiếp hỗ trợ quản lý, vận hành gắn liền với hệ thống cấp-thoát nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, sân, đường, vườn).

Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đức Hạ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, cho biết thời gian qua việc miễn giảm, giảm tiền sử dụng đất đối với các hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân đã góp phần kêu gọi đầu tư, mở rộng phạm vi, vùng cấp nước, cải thiện điều kiện cung cấp nước, nâng cao chất lượng nước sạch đặc biệt giá nước sạch phù hợp với thu nhập của người dân.

Do đó, ban soạn thảo cần giữ nguyên quy định này cùng với các công trình cấp nước để huy động các nguồn lực đầu tư vào các công trình thoát nước và xử lý nước thải giảm thiểu ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời bổ sung vào khoản 1 Điều 152: Sử dụng đất để xây dựng công trình cấp nước sạch và thoát nước, xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn.

Theo ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang, Dự thảo Luật cần bổ sung thêm các đối tượng, trường hợp được miễn giảm để đồng bộ, tránh trường hợp Luật quy định ít nhưng Nghị định lại mở ra quá nhiều, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp.

Dự thảo Luật nên bổ sung thêm đối tượng là hệ thống thoát nước cho đầy đủ vì đất xây dựng hệ thống thoát nước đều là công trình thuộc lĩnh vực công ích phục vụ nhân dân, do Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp thoát nước thực hiện đấu thầu vận hành, chỉ là tạm quản lý chứ không thuộc quyền thuê đất, khi hết hạn hợp đồng khai thác sẽ phải bàn giao lại cho doanh nghiệp trúng đấu thầu tiếp theo.

Đất xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng và các công trình trực tiếp hỗ trợ quản lý, vận hành nên ấn định chung vào trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, cho thuê đất.

Hơn nữa, khi Nhà nước đấu thầu cung cấp dịch vụ thoát nước bằng ngân sách, nhưng trong cơ cấu tính giá lại vẫn phải tính tiền thuê đất nên nhà thầu phải tăng chi phí vào giá chào thầu mà về lý thuyết Nhà nước sẽ thu lại chính khoản tiền đấy.

Cùng với đó, đất xây dựng công trình ngầm sử dụng làm bãi đỗ xe cũng nên miễn tiền thuê đất.

Các trường hợp xây công trình ngầm như bãi đỗ xe độc lập có thu tiền, nhưng việc hạ ngầm diện tích này thường có chi phí đầu tư rất cao, trong khi doanh thu không tương xứng.

Vì vậy, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần khuyến khích đầu tư để tăng công trình hạ tầng, tiện ích cho xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Tính đến hết ngày 8/4, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tập trung chủ yếu vào các nội dung: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

Việc tiếp thu ý kiến của nhân dân được thực hiện ngay trong quá trình lấy ý kiến.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Hoàn thiện hạ tầng, giảm nghèo bền vững

A Lưới đã phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp (SXNN) hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) đã tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững.

Hoàn thiện hạ tầng, giảm nghèo bền vững
Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”

Ngày 27/9, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn” (gọi tắt là Hướng dẫn). Tham dự có lãnh đạo Cục Dân số, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh viện đa khoa 19 tỉnh, thành phố…

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”
Kiến nghị bổ sung nhiều nội dung vào các dự án luật

Dự kiến, các dự án Luật Quy hoạch Đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Kiến nghị bổ sung nhiều nội dung vào các dự án luật

TIN MỚI

Return to top