ClockThứ Hai, 17/04/2023 17:21

Khai thác rừng trái phép, một cá nhân bị xử phạt 85 triệu đồng

TTH.VN - Khai thác rừng trái pháp luật trong rừng phòng hộ tại lô 2, khoảnh 6, tiểu khu 41 (Phong Mỹ, Phong Điền), một cá nhân bị UBND huyện Phong Điền xử phạt vi phạm hành chính 85 triệu đồng.

Không để xảy ra khai thác rừng nghiêm trọngBước đầu xác định danh tính đối tượng khai thác rừng trái phépPhạt hành chính 60 triệu đồng vì khai thác rừng phòng hộ trái phép

leftcenterrightdel
 Cơ quan chức năng kiểm tra khu vực rừng bị khai thác trái phép tại xã Phong Mỹ (Phong Điền)

Ngày 17/4, UBND huyện Phong Điền cho biết, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1972), trú tại tổ 8, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy về hành vi khai thác rừng trái pháp luật trong rừng phòng hộ.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Lan đã khai thác trái pháp luật 58,736m3 gỗ rừng trồng, trong đó gỗ thông nhựa 12,072 m3; gỗ keo lá tràm 46,664 m3 và gỗ loài thông thường với chức năng rừng phòng hộ tại vị trí thuộc lô 2, khoảnh 6, tiểu khu 41 (Phong Mỹ, Phong Điền).

Căn cứ các điều khoản quy định, UBND huyện Phong Điền xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Lan số tiền 85 triệu đồng.

Cơ quan chức năng không áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và các dụng cụ, công cụ được sử dụng để thực hiện các hành vi theo quy định vì tại thời điểm kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị Lan đã hoàn thành xong việc khai thác.

Chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên theo quy định tại khoản 9, Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Cụ thể, trị giá tang vật vi phạm hành chính căn cứ kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp huyện số 16/KL-HĐĐGTS ngày 8/12/2022 của Hội đồng định giá tài sản huyện Phong Điền là hơn 65 triệu đồng.

Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này. Bà Nguyễn Thị Lan có trách nhiệm chấp hành các yêu cầu của các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện biện pháp buộc khắc phục hậu quả.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Return to top