ClockThứ Tư, 29/03/2023 14:28

Không để xảy ra khai thác rừng nghiêm trọng

TTH - Sau gần một tuần kiểm tra, xác minh và ngăn chặn kịp thời của cơ quan chức năng đã không để xảy ra khai thác rừng trái phép có tính chất nghiêm trọng. Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định có 12 cây mới đốn hạ và 7 cây đốn hạ từ lâu.

Bước đầu xác định danh tính đối tượng khai thác rừng trái phépCông ty đấu giá bị tố nhiều sai phạmPhạt hành chính 60 triệu đồng vì khai thác rừng phòng hộ trái phépKhi người dân trở thành “kiểm lâm viên”Hoàn trả đường công vụ tuần rừng trước 30/6

leftcenterrightdel
 Một cây gỗ bị khai thác trái phép vào tháng 3/2023

Ông Hoàng Văn Chúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (HKL) huyện Nam Đông thông tin, khu vực được xác định rừng bị khai thác trái phép như dư luận mấy ngày nay nằm trên địa bàn xã Thượng Quảng (Nam Đông) do Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Đông, cộng đồng, nhóm hộ và UBND xã Thượng Quảng quản lý.

Đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng tiến hành xác minh vị trí tọa độ rừng bị khai thác trái phép, đồng thời kiểm tra trên diện rộng rừng của BQL Rừng phòng hộ Nam Đông, rừng thuộc cộng đồng và UBND xã Thượng Quảng quản lý. Kết quả đã phát hiện có 12 cây gỗ mới bị cưa hạ với chủng loại gỗ đào, trám, chò; ngoài ra còn có 7 gốc cũ đã chặt hạ từ lâu. Trong số 12 cây mới bị chặt hạ gồm 5 gốc có đường kính dưới 40cm, 5 gốc đường kính từ 40 - 50cm và 2 cây có đường kính từ 51 - 60cm.

Trong đó, rừng của BQL Rừng phòng hộ Nam Đông quản lý có 4 cây bị chặt hạ (2 cây chò, 2 cây đào) tại khoảnh 6, 10, 12, tiểu khu 394 với chức năng rừng phòng hộ; rừng của cộng đồng thôn 2, xã Thượng Quảng có 5 cây bị chặt (4 cây đào, 1 cây trám) tại khoảnh 5, tiểu khu 397 có chức năng rừng sản xuất; rừng của nhóm 1, thôn 4, xã Thượng Quảng có 2 cây đào bị chặt tại khoảnh 2, tiểu khu 397, chức năng rừng sản xuất; rừng của UBND xã Thượng Quảng quản lý có 1 cây trám bị chặt tại khoảnh 2, tiểu khu 395 với chức năng rừng sản xuất.

Trên cơ sở kiểm tra, xác minh cho thấy, số cây bị chặt hạ tập trung theo bốn khu vực cách xa nhau, khoảng cách theo đường chim bay từ khu vực này đến khu vực khác gần nhất là 1,5km, xa nhất là 3,3km. Số gỗ đã cưa xẻ đưa ra khỏi rừng, chỉ còn lại 1 cây trám chưa bị cưa xẻ. Vị trí chặt hạ cách xa khu dân cư, đi bộ đến nơi gần nhất khoảng 3 giờ, nơi xa nhất khoảng 6 giờ.

Cơ quan kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền địa phương xác minh các đối tượng có liên quan vụ khai thác rừng trái phép. Bước đầu xác định được danh tính một đối tượng và ba người khác có liên quan.

Sau sự việc khai thác rừng trái phép này, HKL huyện Nam Đông phối hợp với BQL Rừng phòng hộ Nam Đông tổ chức 7 đợt truy quét bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. HKL làm việc với lãnh đạo bốn xã: Hương Sơn, Hương Hữu, Hương Phú và Thượng Quảng để bàn giải pháp ngăn chặn khai thác rừng trái phép. Riêng với địa bàn Thượng Quảng, HKL phối hợp với UBND xã mời các BQL rừng cộng đồng, nhóm hộ có diện tích rừng bị khai thác trái phép đến làm việc và quán triệt trách nhiệm của chủ rừng để xảy ra vụ việc.

Kiểm lâm địa bàn phối hợp các cộng đồng ở xã Thượng Quảng tổ chức 6 đợt tuần tra, kiểm tra rừng; đóng các bảng “cấm chặt cây, phá rừng” vào các vị trí rừng có nguy cơ bị chặt phá. BQL Rừng phòng hộ Nam Đông tổ chức 12 đợt truy quét bảo vệ rừng.

Ba tháng đầu năm, tại địa bàn Thượng Quảng đã kiểm tra, phát hiện bốn vụ phá rừng làm nương rẫy với diện tích 0,67ha. Ngoài ra, có hai vụ đang phát luỗng rừng với diện tích 0,42ha đã được ngăn chặn kịp thời. HKL đang phối hợp với UBND, Công an xã Thượng Quảng và cộng đồng để điều tra xử lý đối tượng vi phạm.

Từ đầu năm 2023 đến nay, HKL huyện Nam Đông phối hợp với ban, ngành chức năng bắt giữ 5 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, trong đó tại địa bàn xã Thượng Quảng 3 vụ. Cụ thể, có hai vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, khối lượng lâm sản bị tạm giữ 1,374m3 gỗ đào, kiển; ngăn chặn kịp thời 3 vụ mang dụng cụ vào rừng khai thác gỗ trái pháp luật, tịch thu 1 cưa xăng.

Thời gian qua, BQL Rừng phòng hộ Nam Đông, UBND xã Thượng Quảng và HKL Nam Đông triển khai nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên, cộng đồng, nhóm hộ được giao rừng chưa thực hiện tốt công tác tuần tra, bảo vệ rừng, còn để xảy ra khai thác gỗ và chặt phá rừng trái phép. BQL Rừng phòng hộ Nam Đông tổ chức truy quét thường xuyên, nhưng chưa xác định được các vùng trọng điểm xảy ra khai thác gỗ, nên chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn khai thác gỗ trái phép trong lâm phận quản lý.

 Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn cho rằng, sự vào cuộc kịp thời ngăn chặn của các cơ quan chức năng nên không để xảy ra khai thác rừng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là bài học cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa Nam Đông và toàn tỉnh. Thời gian đến, các đơn vị kiểm lâm, chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng trên lâm phận quản lý, lập kế hoạch phối hợp các lực lượng đủ mạnh để tổ chức truy quét các điểm nóng về khai thác gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ rừng mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường là cơ hội thuận lợi cho lâm tặc vào rừng khai thác lâm sản trái phép, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng (BVR).

Bảo vệ rừng mùa mưa lũ
Một trường hợp bị chó cắn nghiêm trọng

Chiều 1/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cho biết vừa tiếp nhận tiêm chủng một bệnh nhi bị chó cắn nghiêm trọng với nhiều vết thương, trong đó có 5 vết thương sâu.

Một trường hợp bị chó cắn nghiêm trọng
Liên tục truy quét bảo vệ chim trời

Gần đây, nhiều đối tượng tổ chức giăng bẫy săn bắt, tận diệt các loại chim trời, đặc biệt là cò ở các địa phương của huyện Phú Lộc. Dù lực lượng chức năng liên tục tổ chức tuần tra, truy quét và xử lý nhưng vấn đề ngăn chặn tình trạng bẫy bắt chim trời mùa di cư vẫn còn nhiều nỗi lo.

Liên tục truy quét bảo vệ chim trời
Return to top