ClockThứ Tư, 13/01/2021 07:59

Ngăn chặn tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

TTH - Sau 1 năm triển khai Nghị định 100/2019/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”, với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn giảm sâu trên cả 3 tiêu chí; ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân nâng lên rõ rệt.

Hệ lụy nguy hiểm cho gan vì bia rượu, thực phẩm bẩn

Lực lượng CSGT Công an tỉnh tăng cường xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100 của Chính phủ. Ảnh: Đình Thắng

7h30 tối, tại tuyến đường Phạm Văn Đồng (TP. Huế), lực lượng CSGT Công an tỉnh tiến hành lập chốt kiểm tra xử phạt vi phạm về nồng độ cồn theo Nghị định 100 của Chính phủ. Các phương tiện ô tô, xe máy liên tục được yêu cầu dừng lại kiểm tra. Để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, các ống thổi nồng độ cồn chỉ được sử dụng một lần. Sau gần 2 giờ đồng hồ, phóng viên ghi nhận 2 trường hợp vi phạm, điều này cho thấy ý thức của người dân “đã uống rượu bia, không lái xe” nâng lên rõ rệt.

“Tối nay đi ăn kỵ nên tôi có uống chút bia, nhưng mà qua lần xử phạt này thì thật sự tôi không dám nữa. Tôi cũng hoàn toàn đồng tình ủng hộ về xử phạt nồng độ cồn theo nghị định mới, có tính răn đe cao và giúp người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông, không chỉ bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình mà còn cho những người khác” - ông Trần Công P. (người vi phạm) chia sẻ.

Sau 1 năm triển khai xử phạt vi phạm về nồng độ cồn theo Nghị định 100, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã phát hiện, xử phạt 2.851 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; trong đó có 47 ô tô, 2.732 mô tô với số tiền xử phạt hơn 8 tỷ đồng. Cũng theo số liệu thống kê, năm 2020, tai nạn giao thông giảm sâu hơn 20% so với năm 2019 trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương.

Mặc dù ý thức “đã uống rượu bia, không lái xe” của người dân tăng lên, tuy nhiên vào thời điểm cuối năm, gần Tết Nguyên đán, các buổi liên hoan, tụ họp, tình trạng sử dụng rượu, bia và vẫn tham gia giao thông dễ tăng trở lại. Để kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa các nguy cơ về tai nạn giao thông, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã quyết liệt triển khai các biện pháp về kiểm tra, xử lý và xử phạt nặng bảo đảm tính răn đe.

Từ ngày 14/12/2020, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã mở đợt cao điểm ra quân, tăng cường tuần tra kiểm soát, tập trung tấn công, trấn áp tội phạm; bảo đảm ATGT, phòng ngừa, làm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên các tuyến.

“Lực lượng CSGT sẽ tăng cường thành lập các tổ công tác, huy động phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát trên các tuyến, địa bàn phức tạp về trật tự ATGT, tập trung thời gian từ 18 giờ đến 5h sáng hôm sau, nhất là các ngày thứ bảy, Chủ nhật, dịp nghỉ tết và những ngày diễn ra các lễ hội; tăng cường phương thức tuần tra cơ động, chú trọng kiểm tra đối tượng lái xe khách, xe mô tô là thanh, thiếu niên; đẩy mạnh công tác nắm tình hình, địa điểm, thời gian người điều khiển phương tiện thường sử dụng rượu, bia, thanh thiếu niên tụ tập ăn, uống đêm khuya… kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm” - Thượng tá Hồ Quốc Văn, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh cho biết.

Nghị định 100 của Chính phủ về “Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” có hiệu lực từ ngày 1/1/2020; nghị định tăng mạnh chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, tăng mức phạt tối đa với người đi ô tô có nồng độ cồn lên đến 30 đến 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng. Nghị định còn đề ra quy định mới về xử phạt đối với người điều khiển xe máy trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0.25mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng và phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng. Nghị định bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp xe thô sơ; người điều khiển xe thô sơ vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt từ 400 đến 600.000 đồng.

Hồng Nhung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Tiếp tục thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có trên 20.100 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Tuy cao hơn gần 2.000 người so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với chỉ tiêu giao của BHXH Việt Nam thì vẫn còn thấp nên BHXH tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng số người tham gia.

Tiếp tục thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

TIN MỚI

Giá Macallan 18 nhập khẩuMua vang đỏ ý nhập khẩu chính hãngCác loại vang trắng ngọt thượng hạng
Return to top