ClockThứ Sáu, 27/05/2022 15:59
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV:

Nhiều góp ý xuất phát từ thực tiễn cho Dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi)

TTH.VN - Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng 27/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Ngày 27/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án LuậtNhiều ý kiến góp ý về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)Xác định rõ vai trò của lực lượng Cảnh sát cơ độngNgày 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án Luật quan trọngCân nhắc khi phổ biến phim trên không gian mạngĐề xuất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu nêu ý kiến tại buổi thảo luận ở hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) gồm 8 Chương, 96 Điều, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), các đoàn ĐBQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan.

Thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 3 đã có 24 ý kiến phát biểu và 4 ý kiến tranh luận. Đa số các đại biểu thống nhất cao với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Tham gia thảo luận, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu bày tỏ sự tán thành với hầu hết các nội dung trong dự thảo Luật.

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Sửu, 8 điểm mới chủ yếu của dự thảo Luật tạo được sức bật đổi mới, hoàn thiện luật pháp về thi đua, khen thưởng của quốc gia, thể hiện rõ nguyên tắc thi đua và khen thưởng phong trào thi đua thiết thực, hướng về cơ sở, gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị, khen thưởng cụ thể, tổng thể và toàn diện về quy mô lẫn đối tượng thích hợp.

Khen thưởng trong lực lượng vũ trang, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp cho đất nước Việt Nam phân cấp, phân quyền mạnh, minh, gắn chặt với trách nhiệm tổ chức, cá nhân và có tính đến yếu tố thực tiễn vùng, miền, ngành nghề, xây dựng cụ thể cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng. Đặc biệt, dự thảo Luật đã bổ sung một điều mới, trong đó có hình thức khen thưởng Huy chương thanh niên xung phong vẻ vang. Tuy nhiên, về tiêu chí thời gian tại ngũ, đối tượng, về xét khen đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UVTVQH) cân nhắc giảm thời gian, đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát kỹ lưỡng đối tượng thanh niên xung phong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc quy định chặt chẽ để bảo đảm ý nghĩa của hình thức khen thưởng.

Về nguyên tắc khen thưởng ở Điều 5, đại biểu Nguyễn Thị Sửu bày tỏ thống nhất việc cụ thể hóa, tuy nhiên đại biểu cho rằng cần cụ thể hóa bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng. Trong nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ, đại biểu đề nghị cần được quy định chặt chẽ ở cả phương diện thi đua lẫn khen thưởng. “Cần bổ sung quy định ưu tiên khen thưởng đối với lực lượng yếu thế, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật khi có cùng thành tích, cùng công trạng đạt được, nhằm tạo động lực, sức bật cho mọi đối tượng, thành phần xã hội và tạo dựng, tôn vinh diện mạo thi đua, khen thưởng của Việt Nam”, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu góp ý.

Việc sử dụng từ “công nhân” ở 6 điểm, khoản, điều ở dự thảo Luật là để chỉ các đối tượng làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê, mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nhưng theo bà Sửu, Bộ luật Lao động năm 2019, tại khoản 1 và 2 Điều 3 thì cụm từ được gọi chung cho nhóm đối tượng này là người lao động. Vì vậy, bà Sửu đề nghị UBTVQH xem xét, cân nhắc để tạo sự đồng bộ, thống nhất khi thực tiễn hóa luật.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) đã nhiều lần được cơ quan trình, cơ quan thẩm tra tổ chức xin ý kiến, nay tiếp tục nhận được nhiều ý kiến sâu sắc, trách nhiệm, thể hiện rõ chính kiến của đại biểu Quốc hội, có nhiều góp ý cụ thể xuất phát từ thực tiễn. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban Xã hội tiếp thu thấu đáo ý kiến của các ĐBQH, hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.

Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Return to top