ClockThứ Năm, 09/05/2019 10:57

Nhiều lĩnh vực còn thiếu giám định viên tư pháp

TTH.VN - Sáng 9/5, Đoàn Giám sát của Quốc hội do ông Nguyễn Văn Luật - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại tỉnh về việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp (GĐTP) trong tố tụng hình sự. Tiếp và làm việc với đoàn có các ông: Cái Vĩnh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Quy định thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sảnPhòng, chống oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sựLuật cho phép ghi âm, nghe điện thoại bí mật để chống tham nhũngBộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự có hiệu lực từ 1/7

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội phát biểu tại buổi giám sát

Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ năm 2013 đến nay, công tác quản lý Nhà nước về GĐTP trên địa bàn tỉnh đã từng bước được tăng cường. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phát huy vai trò đầu mối tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý lĩnh vực GĐTP chuyên ngành. Việc củng cố, kiện toàn về tổ chức, đảm bảo điều kiện hoạt động cho các tổ chức GĐTP công lập được quan tâm.

Hiện toàn tỉnh có 2 tổ chức giám định tư pháp công lập với 55 giám định viên. Quá trình triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương về vị trí, vai trò của công tác GĐTP. Từ năm 2013 - 2018, toàn tỉnh đã tiếp nhận và thực hiện trên hàng ngàn vụ việc, trong đó đa số các lĩnh vực GĐTP trên địa bàn tỉnh không có đơn khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, tỉnh đang gặp một số khó khăn như: đội ngũ giám định viên thuộc các lĩnh vực ngân hàng, cổ vật, bản quyền tác giả… chưa có; việc triển khai thực hiện quy định về thành lập Văn phòng GĐTP theo quy định của luật trong thực tiễn rất khó thu hút các doanh nghiệp, chuyên gia có đủ điều kiện và năng lực; thiếu trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. UBND tỉnh cũng đề xuất cần sửa đổi, bổ sung để luật phù hợp với thực tiễn hơn.

Thay mặt đoàn giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Luật đánh giá cao việc chấp hành tốt các quy định của Luật GĐTP của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đề nghị thủ trưởng các ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm lãnh chỉ đạo về tổ chức, hoạt động, quản lý GĐTP trong phạm vi, trách nhiệm được giao. Tiếp tục tạo điều kiện để hoạt động GĐTP đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cho quá trình tố tụng, giúp cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng người, đúng pháp luật. Các đề xuất, kiến nghị sẽ được tổng hợp đến Quốc hội tại phiên họp sắp tới.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Return to top