ClockThứ Tư, 18/03/2020 09:39

Xử lý người khai báo không đúng, trốn tránh cách ly dịch bệnh

TTH - Đại dịch COVID-19 đang lan nhanh như hiện nay cần có sự đồng hành của mỗi cá nhân với Nhà nước, với cả cộng đồng. Đó còn là nghĩa vụ và trách nhiệm chấp hành theo quy định pháp luật của từng người dân.

Triển khai nhiều biện pháp phòng dịch COVID-19Sử dụng Ứng dụng Khai báo y tế phòng dịch NCOVI – Chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Đến thời điểm hiện nay, không còn ai nghi ngờ về tính nguy hiểm, lan truyền cực nhanh của dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.

Chỉ chưa đầy 3 tháng sau phát hiện ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc, đến nay COVID-19 đã lây lan đến gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Một trong các nguyên nhân dịch lan nhanh đó là một số người nguy cơ nhiễm bệnh cao không chấp hành khai báo y tế, trốn tránh cách ly hoặc chủ quan trong phòng bệnh.

Các nước dịch bùng phát mạnh hiện nay như: Italia, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc... là những điển hình. Dù biết bệnh lây lan nhưng người dân ra đường không chịu đeo khẩu trang, không chịu cách ly, vẫn tụ tập nơi công cộng như không có vấn đề gì. Có nước chủ quan, thiếu kiểm soát và cách ly ngay từ đầu, đến khi bùng phát mới kiểm dịch, cách ly thì đã muộn.

“Bệnh nhân số 31” ở Hàn Quốc là một dạng như thế. Khi đã nhiễm bệnh nhưng bà này vẫn đến nơi sinh hoạt tôn giáo, gặp gỡ hàng loạt người, tham gia các hoạt động công cộng như một người bình thường. Chỉ đến khi dịch lan rộng, chính quyền vào cuộc, kiểm tra bắt buộc và xét nghiệm với kết quả dương tính mới chịu chữa bệnh. Tổ chức Tân Thiên Địa nơi bà này sinh hoạt bị phát hiện ra hàng trăm ca nhiễm là hệ quả như vậy.

Tại Việt Nam, bị dịch COVID-19 đầu tiên là từ một số người từ Trung Quốc về nước, trong đó có cô gái ở xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) từ vùng dịch Trung Quốc về nước không được kiểm tra y tế là tác nhân gây bệnh cho người trong gia đình cùng những người khác trong địa phương.

Chưa được bao lâu lại đến cô gái ở phố Trúc Bạch (Hà Nội) đi về từ vùng dịch châu Âu không khai báo đầy đủ, đến khi phát bệnh, đi khám bị dương tính mới biết đã lây nhiễm khi du lịch ở vùng dịch bệnh trở về.

Mấy ngày gần đây, một thương nhân ở Bình Thuận đi nước ngoài về từ vùng dịch cũng khai báo y tế không đầy đủ, tiếp xúc với nhiều người, đã “tạo” thêm một ổ dịch ở địa phương. Đáng chú ý là người này cố tình khai báo sai lệch, thiếu trung thực, gây nhiễm cho 8 người khác, tạo ra chuỗi dễ gây nhiễm F1(tiếp xúc gần) cho 203 người, F2 (tiếp xúc xa) 671 người (Báo cáo của BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Thuận ngày 15/3).

Trường hợp cô gái ở Bình Dương còn lên mạng khoe “thành tích” trốn tránh cách ly, khoe khoang “trí khôn” của mình đánh lừa được cơ quan công quyền. Những hành vi đó cần phải được lên án, xử lý kịp thời.

Theo điều 8 Luật Phòng, chống lây nhiễm của Việt Nam, với những hành vi bị cấm đã quy định: “Che giấu không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh” (khoản 3), “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”(khoản 7). Điều 10 Nghị định 176/2013 ngày 4/1/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế nêu rõ: “Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A” sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng và cưỡng chế buộc cách ly (dịch COVID-19 được quy định thuộc nhóm A). Điều 240 Bộ luật Hình sự quy định xử phạt từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm, vi phạm nghiêm trọng có thể bị phạt từ 10 đến 12 năm tù đối với tội "làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người".

Như vậy, việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là nguy hiểm lây lan như dịch COVID-19 như hiện nay thì toàn dân phải chấp hành và ủng hộ những biện pháp cách ly, kiểm soát, bắt buộc chữa bệnh mà Nhà nước đã ban hành. Những hành vi đó cần phải được lên án, kịp thời phát hiện để cưỡng chế chấp hành và cần thiết phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Quy định mới về trình tự xử lý phạt nguội vi phạm giao thông
Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

Để đảm bảo trật tự đô thị - an toàn giao thông (TTĐT - ATGT) tại các địa điểm tham quan du lịch và các “điểm nóng” trên địa bàn thành phố, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế huy động nhân lực triển khai nhiều giải pháp, góp phần ổn định trật tự đô thị và tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

TIN MỚI

luật sư Tư vấn ly hôn miễn phí
Return to top