ClockThứ Bảy, 31/10/2020 10:05

Phong cách gần dân, sâu sát thực tế

TTH - Khi nói đến phong cách người ta thường nghĩ về phạm trù đạo đức. Ở khía cạnh khác, phong cách còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy, sâu sát trong mọi công việc.

Tạo thuận lợi cho dânCán bộ nêu gương, dân dễ đồng thuậnGần dân, sát cơ sở

1. Người lãnh đạo có phong cách gần gũi, quan tâm đến đời sống người dân được xem là người có phẩm chất tốt, trách nhiệm cao với dân, với nước.

Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một tổ chức, rộng hơn là của xã hội. Những người có tâm huyết, nhiệt tình, năng động với công việc sẽ là đầu tàu, dẫn dắt tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo trì trệ sẽ là nguy cơ kéo thụt lùi phong trào, công việc ỳ ạch, mất khí thế của cán bộ, công chức. Phong cách người lãnh đạo thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó phong cách gần dân, bám sát cơ sở, chỉ đạo sâu sát chính là yếu tố tác động mạnh mẽ cho phát triển. Nơi nào lãnh đạo sâu sát, không quan liêu thì nơi đó công việc trôi chảy, tạo được động lực và nêu gương cho cấp dưới noi theo.

Trong hàng ngũ lãnh đạo chúng ta hiện nay, dù ở cương vị nào đều có những người thể hiện được phong cách nói đi đôi với làm, sâu sát cơ sở. Người đứng đầu Chính phủ mặc dù bận rộn với công việc tầm vĩ mô nhưng cũng dành thời gian xuống thực tế để kiểm tra, nắm bắt tình hình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng đến tận vùng trồng rau sạch, khảo sát thực tế chợ đầu mối, xem thực tế trại chăn nuôi. Đã không ít lần dành thời gian đối thoại với công nhân khu công nghiệp, đi trực tiếp kiểm tra tiến độ dự án giao thông và cả đi… ăn phở bình dân. Phong cách sâu sát đó đã lôi kéo những cán bộ tham mưu, lãnh đạo cấp dưới không thể ngồi yên. Chúng ta đã từng nghe về một số lãnh đạo đầu tỉnh ở các địa phương dành thời gian đầu giờ sáng uống cà phê tại trụ sở để nghe doanh nghiệp kiến nghị, giải quyết vướng mắc. Có người về nông thôn lội xuống ruộng để xem cách làm, nắm những khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo các giải pháp để tháo gỡ kịp thời. Có những lãnh đạo tự lái xe máy đến cơ quan (dù có tiêu chuẩn ô tô đưa đón) với lý do đơn giản là tiết kiệm ngân sách, nhưng cũng để bài học cho cấp dưới là không thể “tự tung, tự tác”. Phong cách giản dị, sâu sát đó vừa gần dân, vừa nắm bắt được thực tế, nhưng đồng thời cũng tạo được thiện cảm của người dân đối với cán bộ lãnh đạo.

2. Ở Thừa Thiên Huế, trong vài năm trở lại đây, người dân đã có những đánh giá tốt về một số lãnh đạo tỉnh và dành nhiều lời khen. Công tác cải cách hành chính, xây dựng đô thị thông minh thực sự đã làm cho khẩu hiệu “Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ” mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Những công trình mang tính phúc lợi xã hội, nhiều dự án an sinh đi vào hoạt động có ý nghĩa lớn về an sinh xã hội. Cùng với đường đi bộ gỗ lim, đường đi bộ 2 bên bờ sông Hương, hệ thống chiếu sáng được cải thiện không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là điểm sinh hoạt, giải trí lý tưởng của người dân. Đó chính là từ thấu hiểu thực tế nhu cầu sinh hoạt, giải trí của người dân đô thị mà lâu nay không được quan tâm đúng mức. Những tiêu chí, khẩu hiệu đặt ra về “Thành phố 4 mùa hoa”, “Thành phố xanh, sạch, sáng”, “Nói không với rác thải nhựa và túi ni lông sử dụng một lần”… đã làm cho bộ mặt đô thị ngày càng sạch đẹp.

Tuy ngân sách những năm gần đây không tăng nhiều so với trước, nhưng những cố gắng của các cấp lãnh đạo là rất đáng quý. Chúng ta đã từng nghe về cảm tưởng của người dân Thượng Thành phấn khởi chừng nào khi hàng chục năm sống trong cảnh nhà cửa lụp xụp trên Thượng Thành nay đã có được “mảnh đất cắm dùi”, người nghèo còn được “bao cấp” xây nhà mới. Đổi thay đó là giấc mơ của hàng ngàn người cách đây mấy chục năm về trước. 

Hình ảnh ngày lễ, tết, lãnh đạo đi thăm dân là bình thường, nhưng dành đêm 30 tết đến ăn cơm tất niên với bà con ở Thượng Thành chuẩn bị di dời đến nơi ở mới là việc làm  hiếm có. Đến những câu chuyện lãnh đạo dành ngày nghỉ cuối tuần đi kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo công việc ngay trên thực địa là thể hiện sự lo lắng, trách nhiệm với công việc. Không chỉ một vài lần mà thành việc làm thường xuyên, trở thành nếp làm việc sâu sát của người lãnh đạo. Có người cho rằng, lãnh đạo muốn “làm màu”, nhưng ai cũng làm màu mà đem lại lợi ích cho dân, cho nước như vậy thì cũng cần có thêm nhiều lãnh đạo “làm màu” hơn nữa.

Mong rằng trong nhiệm kỳ mới, những người lãnh đạo tiếp tục phát huy phong cách làm việc năng động, hiệu quả, sâu sát, đem lại nhiều lợi ích cho dân, cho nước nhiều hơn. Đó cũng là yêu cầu, là trách nhiệm để Nhân dân có cơ sở đặt niềm tin.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần dân để biết dân cần gì

“Làm một cán bộ mặt trận ở vùng cao, nơi bà con còn nhiều khó khăn thì đội ngũ mặt trận chúng tôi phải cố gắng gấp đôi, gấp ba”, đó là quyết tâm cũng như mong muốn của chị Lê Thị Mai Loan (sinh năm 1978), Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam huyện A Lưới khi “lỡ” bén duyên với công tác mặt trận gần chục năm nay.

Gần dân để biết dân cần gì
Bám sát nhiệm vụ chuyên môn

Cô Nguyễn Thị Loan, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Số 1 Hương Chữ (Hương Trà) vừa vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023.

Bám sát nhiệm vụ chuyên môn
Tinh tế với phong cách chuyển tiếp

Không quá phô trương, cũng chẳng quá hoài cổ, với sự kết hợp thú vị của phong cách chuyển tiếp (transitional style), không gian sống sẽ được cân bằng giữa quá khứ với hiện thực, giữa truyền thống và đương đại.

Tinh tế với phong cách chuyển tiếp

TIN MỚI

Return to top