ClockThứ Hai, 02/10/2023 09:59

Phòng cái gốc, chữa cái ngọn

TTH - Đầu tuần họp cơ quan, thủ trưởng tôi lại nhắc nhở, khuyến khích chuyện mỗi gia đình phải trang bị ít nhất một bình chữa cháy. Nghe chuyện trên lòng lại xốn xang về vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội những ngày vừa qua vẫn còn gây ám ảnh, với 56 người chết, 37 người bị thương.

Mỗi gia đình có ít nhất 1 bình chữa cháyĐến cuối tháng 9, toàn thể cán bộ, công nhân viên Điện lực tỉnh trang bị bình chữa cháy tại nhàTổng rà soát, kiểm tra phòng cháy chữa cháy trên địa bàn TP.Huế

 Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho trẻ em cũng cần thiết

Một nỗi đau chia sẻ trước thảm nạn đồng bào và nó vẫn đang dấy lên khắp nơi nỗi bất an khi thấy những nguy cơ cháy còn rình rập ở đâu đó. Nhiều người ở xóm tôi cho rằng, giả dụ là nhà mình, khu phố mình… có thể thoát chuyện cháy không và phân tích ngọn cành, gốc rễ hiểu sự…

Lâu nay quan sát khi có vụ cháy ở đâu đó xảy ra thì cũng được “dập ngay” bởi lực lượng chức năng, phương tiện chữa cháy khi được hỗ trợ tăng cường kịp thời. Các cấp, ngành hữu quan cũng với chỉ thị, công văn… yêu cầu cơ sở thực hiện đúng quy định, tuyên truyền, vận động dân phòng cháy, chữa cháy. Bao chuyện đã đặt ra, như xới xáo việc rà soát nhà ở, nhà kinh doanh dịch vụ, buôn bán… không đủ điều kiện phòng cháy, cơi tầng trái phép, dễ gây cháy, nổ…

Chung quy lại tất cả nháo nhào lên lo lắng rồi yên ắng như một điệp khúc mà chúng tôi nghĩ khi thấy chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”. Rất nhiều người cho rằng, chuyện cháy xảy ra là chuyện thường tình, chưa ai cấm đoán được nó thì tại sao không tính sớm việc “lo làm chuồng để giữ bò”. “Thủy hỏa đạo tặc”, khi “giặc” nước, lửa đã tràn đến, bùng lên thì rất khó đỡ.

Nhìn những quốc gia giàu có khi gánh chịu những hỏa hoạn thiên tai, cháy rừng, cháy phố… đã đổ nát, xóa đi tất cả. Thế khó chống “giặc” nước, lửa mà chỉ có thể phòng để giảm thiệt hại, hay với thiên tai người ta thường nói theo trật tự câu chữa “phòng” trước “chống” là vậy.

Để phòng cháy hiệu quả bao nhiêu thứ đặt ra để bàn, để giải quyết cả gốc lẫn ngọn. Với những nguồn cháy do thiên tai có lẽ đành chịu, nhưng với nhân tai gây nên có lẽ nếu dự phòng tốt vẫn phòng tránh giảm thiểu đáng kể, không để lại hậu quả buồn.

Từ chuyện buồn ở chung cư mini ở trên phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội bị cháy vừa qua, chúng ta nghĩ đến những đô thị với khu nhà đông đúc, lộn xộn có lối đi chỉ vừa chiếc xe đẩy gom rác thải không dám quay đầu; hay những quán karaoke đóng kín, những khu chợ, hàng ga, kho xăng dầu giữa phố… Tất cả đều là nguồn ẩn họa dễ rước bà hỏa cho nên cần phải thường xuyên kiểm ta, kiểm soát nó. Thêm nữa, với những điều kiện, như đường thoát hiểm, đường hành lang cho lực lượng chữa cháy phải thông thoáng, tiếp cận tốt khi cháy, nổ bùng lên có thể dập tắt kịp thời. Ngoài ra, phải có các hồ chứa nước, trụ tiếp nước và kiểm tra xem có đáp ứng yêu cầu vận hành khi hữu sự xảy ra, nhất là vùng đô thị. Một tổng thể từ quy hoạch đến quản lý xây dựng đều phải đảm bảo từ đầu các điều kiện phòng cháy. 

Cuối cùng là cách phòng cháy, chữa cháy. Có phương tiện, thiết bị mà không biết vận hành, sử dụng kịp thời, hiệu quả, thì cũng… chết. Chuyện này mong chờ cơ quan chức năng huấn luyện cho các tổ dân phố, khu dân cư và từng gia đình.

Đầu tuần chúng tôi không chỉ hưng phấn khi nghe lãnh đạo cơ quan nhắc nhở, khuyến khích chuyện sắm bình chữa cháy nhỏ tại nhà, mà còn vui hơn khi bác trưởng xóm bắn chuyện qua nhóm zalo - khu phố mình hơn 20 nhà, ngoài việc sắm mỗi nhà một bình chữa cháy và cần tập trung sớm để học kỹ năng phòng chữa cháy vì có chiến sĩ cảnh sát chuyên nghiệp về lĩnh vực này vừa chuyển về xóm nhập cư.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Chủ động giúp dân phòng, chống thiên tai

Huyện A Lưới là địa bàn có đồi núi cao, hiểm trở, có nguy cơ sạt lở cao vào mùa mưa lũ. Nhiều hộ dân sinh sống ở vị trí sườn đồi, ven sông, suối và những nơi trũng thấp… Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện A Lưới đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người dân.

Chủ động giúp dân phòng, chống thiên tai
Return to top