ClockThứ Ba, 29/09/2015 15:10

Phú Lộc: Bảo vệ hiện trường thi công dự án hầm đường bộ Phú Gia

TTH.VN - Sáng 29/9, Hội đồng cưỡng chế huyện Phú Lộc thực hiện bảo vệ hiện trường thi công dự án hầm đường bộ Phú Gia đối với hộ ông Lương Can (tổ dân phố Lập An, thị trấn Lăng Cô) do không chấp hành việc bàn giao đất trong phạm vi giải phóng mặt bằng dự án.


Hội đồng cưỡng chế huyện Phú Lộc bảo vệ hiện trường thi công dự án

Hộ ông Lương Can và hộ bà Nguyễn Thị Thu Dung (cùng ở địa chỉ trên) là 2 hộ cuối cùng nằm trong diện giải phóng mặt bằng thi công dự án hầm Phú Gia không đồng ý bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Với hộ bà Nguyễn Thị Thu Dung, lấy lý do yêu cầu bồi thường toàn bộ đất hiện còn lại của gia đình đang sử dụng, nhưng phần diện tích này thuộc dự án Khu tái định cư Lập An, phần thuộc dự án hầm đường bộ Phú Gia đã đền bù và gia đình đã nhận tiền.

Hộ ông Lương Can thì yêu cầu đền bù hơn 42m2 đất ven QL1A, nhưng phần đất này là phần taluy đường, thuộc hành lang đường bộ; riêng phần đất nông nghiệp của gia đình đã được đền bù.

Việc 2 hộ này không chấp hành bàn giao mặt bằng đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án hầm đường bộ Phú Gia.

Theo kế hoạch, Hội đồng cưỡng chế huyện Phú Lộc sẽ tổ chức cưỡng chế thực hiện thu hồi đất đối với hộ bà Nguyễn Thị Thu Dung và bảo vệ thi công đối với hộ ông Lương Can.

Đến ngày 28/9, hộ bà Nguyễn Thị Thu Dung đã đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án, riêng hộ ông Lương Can vẫn không chấp hành. Vì vậy Hội đồng cưỡng chế huyện Phú Lộc đã tổ chức lực lượng để bảo vệ hiện trường thi công dự án.

Công ty cổ phần Phước Tượng - Phú Gia BOT sau khi tiếp nhận mặt bằng đã huy động phương tiện, nhân lực khẩn trương tổ chức thi công đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật.

 

Văn Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ:
Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De Castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên “Chim biển”.

Ngày 4 5 1954 Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là kết tinh của nhiều yếu tố, là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà đỉnh cao là quán triệt, vận dụng sáng tạo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, “dĩ bất biến” là tư tưởng chỉ đạo “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị; còn “ứng vạn biến” là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đó là một quyết định hết sức khó khăn nhưng đúng đắn, sáng tạo, dựa trên tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, phù hợp với diễn biến chiến trường của Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch mà đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn

Thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chiều 3/5, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định chuyển nhóm, nâng bậc lương, nâng bậc lương trước thời hạn và thăng quân hàm cho 45 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) năm 2024.

Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn

TIN MỚI

Return to top