ClockThứ Hai, 26/10/2015 15:23

Phụ nữ bị quấy rối tình dục: Lỗi tại ai?

TTH.VN - Nếu phụ nữ trình báo việc họ bị lạm dụng tình dục với cảnh sát, nhiều khả năng họ sẽ bị đổ lỗi và nhạo báng vì cách ăn mặc, ra ngoài vào ban đêm...

Hiểm nguy luôn rình rập phụ nữ nơi công cộng

Tại Việt Nam có 87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục tại nơi công cộng. 89% nam giới và người đi đường chứng kiến các hành vi quấy rối đó và có đến 66% nam giới và người chứng kiến không có bất cứ một hành động nào can thiệp hay bênh vực nạn nhân bị quấy rối tại nơi công cộng. Đó là những con số đáng buồn qua một nghiên cứu của tổ chức Action Aid quốc tế tại Việt Nam.

Và không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, theo bà Nguyễn Phương Thúy, quyền Trưởng phòng chính sách và truyền thông tổ chức Action Aid quốc tế tại Việt Nam, “phụ nữ ở các thành phố ở khắp nơi trên thế giới thường e dè, khép kín bởi nỗi sợ hãi, bởi chính họ đã từng bị quấy rối, xâm hại và hãm hiếp khi họ di chuyển trên đường tới trường học, nơi làm việc hay các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế... Những mối nguy hiểm khôn lường luôn rình rập xung quanh họ”.  

phu nu bi quay roi tinh duc: loi tai ai? hinh 0
Chương trình đạp xe "Hành trình tím" vì thành phố An toàn-thành phố tôi yêu

Điều đáng nói là, vẫn còn khá phổ biến tình trạng nếu phụ nữ trình báo việc họ bị lạm dụng tình dục với cảnh sát, nhiều khả năng họ sẽ bị đổ lỗi và nhạo báng vì cách ăn mặc của họ hay vì việc họ ra ngoài vào ban đêm.

Thông thường dư luận, thậm chí là báo chí lại quy kết lỗi sai cho chính những nạn nhân bị xâm hại tình dục bởi họ ở “sai địa điểm và thời điểm”. Nhưng sai lầm hơn, chính gia đình nạn nhân thường quyết định giữ im lặng, không trình báo vụ việc với cơ quan chức năng bởi họ coi đó là “vết nhơ” ảnh hưởng tới danh dự của gia đình, hoặc bởi họ không có niềm tin rằng công an và tòa án sẽ có thể mang lại sự công bằng cho họ.

Kết quả là những kẻ thủ phạm không bị trừng phạt sẽ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Chính những hành động vô đạo đức này đã và đang gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người phụ nữ. Nỗi sợ hãi đã trở thành một thực tế diễn ra hàng ngày, như một phần "hết sức bình thường" của cuộc sống. Điều đó cần phải được thay đổi, cần chấm dứt bạo lực tình dục đối với phụ nữ, chấm dứt sự tự do ngoài vòng pháp luật của những kẻ thực hiện hành vi xâm hại tình dục bằng các chế tài nghiêm khắc, cung cấp các dịch vụ công an toàn. Trên hết là xây dựng những thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Thành phố An toàn – tại sao không?

Ý tưởng xây dựng Thành phố An toàn trên thế giới đã được thực hiện từ năm 2007, tại Brazil. Đến nay, người dân và các tổ chức tại 20 quốc gia trên toàn thế giới  đã phát động chiến dịch xây dựng những thành phố an toàn cho phụ nữ với sự tham gia của 150 đô thị. Ước tính tới năm 2017 sẽ có 300 thành phố tham gia vào mạng lưới thành phố an toàn.

Chương trình Thành phố An toàn (TPAT) Việt Nam được bắt đầu từ năm 2013 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu của tổ chức Action Aid và CGFED, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu thử nghiệm lắp đặt camera giám sát trên xe buýt nhằm kiểm soát tình hình trộm cắp và quấy rối trên xe.

Hiện, đã có 15 tổ chức và hơn 1.000 cá nhân tham gia ủng hộ mạng lưới Thành phố An toàn. Năm nay, chương trình đã mở rộng ra 3 thành phố nữa là Hải Phòng, Uông Bí và Trà Vinh. Các hoạt động của chương trình tập trung nâng cao nhận thức của người dân tại các đô thị và kêu gọi họ tham gia xây dựng thành phố của họ trở nên an toàn.

Chương trình TPAT năm 2015 với khẩu hiệu “Thành phố An toàn – Thành phố Tôi yêu” và thông điệp kêu gọi “Tôi quan tâm, tôi hành động, còn bạn” chính thức khởi động ngày 22/10/2015 tại Hà Nội, với hoạt động Tọa đàm với báo giới về vai trò của truyền thông trong xây dựng Thành phố An toàn. Tiếp theo là chuỗi hoạt động khác như “Hành trình tím” – Chương trình Đạp xe vì Thành phố An toàn tại Hà Nội, Liên hoan âm nhạc đường phố tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, công bố báo cáo “Dịch vụ công mang tính nhạy cảm giới” tại Hà Nội và Liên hoan nghệ thuật quần chúng và nhảy flashmob tại các thành phố: Trà Vinh, Uông Bí và Hải Phòng…

Dự kiến đến năm 2025, sẽ có ít nhất 50% dân số toàn cầu, trong đó có 45% dân số Việt Nam sẽ sống ở các đô thị. Một thành phố an toàn trước hết phải tính đến cơ sở hạ tầng đô thị, nhưng quan trọng hơn cả đó là đô thị được quản trị hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, sao cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ công có chất lượng, đặc biệt là phương tiện giao thông công cộng, công viên cây xanh, hệ thống chiếu sáng, nhà ở, nước sạch, an ninh trật tự, an toàn cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái –  những người hàng ngày vẫn liên tục phải đối mặt với nỗi lo lắng, sợ hãi bị quấy rối và lạm dụng.

Đại sứ Thiện chí của của Chương trình “Thành phố An toàn” năm 2015  là quán quân Vietnam Idol 2013, ca sĩ Nhật Thủy và nhóm nhạc Oplus. Với khẩu hiệu “Thành phố An toàn – Thành phố Tôi yêu” và thông điệp kêu gọi “Tôi quan tâm, tôi hành động, còn bạn?”, các hoạt động của chương trình tập trung nâng cao nhận thức của người dân tại các đô thị, tăng cường sự tham gia của giới trẻ vào các hoạt động của chương trình, kêu gọi họ tham gia xây dựng thành phố của mình trở nên an toàn với mục tiêu người dân thành phố sẽ được hưởng các dịch vụ công tốt hơn, tình trạng bạo lực với trẻ em và phụ nữ nơi công cộng sẽ chấm dứt và sẽ càng nhiều thành phố được xếp hạng “an toàn”.

Chương trình Thành phố An toàn do Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tổ chức.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”

“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”. Đây là hai câu thơ trong bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hôm nay bỗng ùa về khi lẩn thẩn nghĩ về chuyện đổi tên, đặt lại tên xã, phường sau khi tách nhập đang nóng lên ở rất nhiều địa phương trên cả nước.

“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”
Return to top