ClockThứ Tư, 08/03/2023 06:48

Cùng chị em phụ nữ làm du lịch cộng đồng - kỳ 1: Vạn sự khởi đầu

TTH - Đằng sau các mô hình du lịch cộng đồng đang rất phát triển ở vùng đầm phá và ven biển Quảng Điền hiện nay là hình bóng của phái yếu và có sự tiếp sức của tổ chức hội phụ nữ.

Trao quà đến phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệtNhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệpKhông để ai bị bỏ lại phía sau

Góp mặt trong hoạt động du lịch cộng đồng vùng đầm phá và ven biển Quảng Điền là những phụ nữ trẻ đầy đam mê và được đào tạo căn bản.

leftcenterrightdel

Du khách tham gia trải nghiệm ở vùng đầm phá Tam Giang

Chuyện cô dâu xứ Thanh

Câu chuyện về điểm du lịch cộng đồng làng chài Ngư Mỹ Thạnh (Quảng Lợi, Quảng Thành) gắn liền với cô gái có tên Lường Thị Hiền. Quê Hiền ở xa, tận vùng núi Thanh Hóa. Hiền bảo, cô theo học du lịch và làm việc ở Đà Nẵng, quen một chàng trai ở Ngư Mỹ Thạnh và rồi nên nghĩa vợ chồng. Như một cơ duyên do công việc làm ăn khó khăn ở thành phố lớn nhất miền Trung, vợ chồng Hiền khăn gói về quê chồng tìm kế mưu sinh. Cô gái miền sơn cước, theo nghiệp đèn sách, nhanh chóng làm quen với công việc của một ngư dân khi cùng chồng mưu sinh bằng nghề đặt… lừ trên phá Tam Giang.

Thời điểm Lường Thị Hiền về làm dâu ở Ngư Mỹ Thạnh cũng là lúc người dân nơi đây bắt đầu làm quen với du lịch cộng đồng. Huyện Quảng Điền có vùng đầm phá Tam Giang trải dài với diện tích 3.500ha mặt nước và diện tích rừng ngập mặn tập trung gần 50ha, tất cả đều dồn tụ chủ yếu ở vùng đất Quảng Lợi này. Cảnh quan đầm phá đẹp như tranh vẽ, cuộc sống mưu sinh của người dân có nhiều điều hấp dẫn với chợ nổi và công việc đánh bắt cá đã thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt người nước ngoài về đây tham quan, trải nghiệm.

Như một quy luật có cung ắt phải có cầu, người dân Ngư Mỹ Thạnh với được sự khuyến khích của chính quyền địa phương và ngành du lịch Thừa Thiên Huế làm quen với kinh doanh du lịch cộng đồng. Bắt đầu từ những hoạt động mang tính biểu diễn và mang đến cho du khách những trải nghiệm đến việc dùng thuyền đánh bắt tôm, cá chuyên chở khách tham quan, ngắm cảnh, rồi tổ chức nấu ăn theo yêu cầu… Tất cả như cuốn hút và làm trỗi dậy trong cô gái xứ Thanh được đào tạo chuyên nghiệp niềm đam mê. Cùng với chồng làm nghề lừ (đánh bắt cá), Hiền cùng với nhiều phụ nữ ở Ngư Mỹ Thạnh tổ chức làm du lịch cộng đồng.

Bằng những kiến thức đã học cùng với kinh nghiệm thực tiễn, Lường Thị Hiền mạnh dạn đầu tư xây dựng dự án “Tổ du lịch sinh thái cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh” tham gia cuộc thi cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020 do Hội LHPN Thừa Thiên Huế tổ chức. Tổ sinh du lịch thái cộng đồng của Hiền đề xướng gồm: Làng chài thôn Ngư Mỹ Thạnh, Mây tre đan Thủy Lập và làng rau Mỹ Thạnh. Mục đích hướng tới của dự án là quảng bá nét đẹp thiên nhiên và phát huy bản sắc văn hóa địa phương đạt giải ba cuộc thi. Công ty Du lịch Đại bàng Huế đã đầu tư một địa điểm Eprak Tam Giang để kết nối, giới thiệu khách tham quan.

leftcenterrightdel

Chị Lường Thị Hiền đang thuyết minh cho du khách khi tham quan du lịch đầm phá

Bóng dáng phụ nữ

Hai năm sau khi dự án khởi nghiệp của Lường Thị Hiền được công nhận, không dừng lại ở quy mô cấp tổ, một hợp tác xã (HTX) mang tên HTX dịch vụ du lịch cộng đồng xã Quảng Lợi được thành lập. Quy mô không hề nhỏ khi HTX có đến 30 thành viên với hơn một nửa là phụ nữ và hội viên phụ nữ.

Vượt khỏi quy mô thôn khi điểm đến tham quan và trải nghiệm của HTX đã trải rộng ra khắp xã Quảng Lợi. Có thể kể thôn Ngư Mỹ Thạnh với trải nghiệm trên phá Tam Giang cùng chợ Nổi, làm ngư dân (bủa lưới, đổ nò bắt cá…), chèo thuyền SUP, tham quan khu rừng ngập mặn trên phá Tam Giang, làng Bích Họa… Đi vào thôn Mỹ Thạnh làm nông dân, tham gia trồng rau xanh trên cánh đồng rau của HTX Thạnh Lợi; qua thôn Thủy Lập trải nghiệm làm nghề mây tre đan Bao La Thủy Lập. Còn nữa là nhiều điểm đến hấp dẫn.

Khi mà xem chừng vẫn còn nhiều nghi ngờ thì đối với tôi đó là một hành trình đầy thích thú. Tam Giang với cảnh đẹp mê hồn và bao điều bí ẩn cần được khám phá và trải nghiệm. Thì đây, đến với các hoạt động du lịch trải nghiệm được HTX tổ chức theo nhu cầu, không chỉ được ngắm nhìn, du khách còn có thể được khám phá về đời sống lao động, sinh hoạt và văn hóa của người dân Quảng Lợi và Quảng Điền. Đặc biệt, còn được hướng dẫn tự tay chế biến ẩm thực với các món ăn đặc sản của vùng đầm phá Tam Giang.

Tôi đã có đôi lần đi tour của HTX. Lần đầu tiên gọi điện để đặt một “tour nhỏ”, tôi đã có một cảm giác thật thân thiện khi được nghe tiếng nói dịu dàng của một cô gái với những hướng dẫn rõ ràng và hấp dẫn. Tour khám phá được thực hiện, tôi được chào đón nồng nhiệt, được xuống thuyền ra phá hay di chuyển đến địa điểm trong lịch trình trải nghiệm, đặc biệt được nghe những lời thuyết minh dễ hiểu và tự nhiên, được nghỉ lại trên phá đầy phấn khích và được ăn những món ăn đặc sản. Chỉ tiếc là chưa có dịp được các cô, các chị nơi đây hướng dẫn để tự tay chế biến ẩm thực vùng đầm phá Tam Giang.

Cái cảm giác ở Quảng Lợi thật lạ khi được những người dân chân chất và thật thà mới tập tành làm quen với du lịch phục vụ. Điều mà tôi cảm nhận ở nơi đây là bóng dáng của các o, các chị ở khắp những điểm đến và hoạt động trải nghiệm. Cô dâu thảo Lường Thị Hiền của làng Ngư Mỹ Thạnh được tín nhiệm giữ chức phó giám đốc HTX, kiêm luôn công việc quan trọng là tổ chức tour tuyến, hướng dẫn viên du lịch. Tổ hướng dẫn viên du lịch do Lường Thị Hiền phụ trách có 4 thành viên thì chỉ có duy nhất 1 nam giới, còn lại là phụ nữ và đều kiêm nghiệp. Tổ có Hà Thị Kim Lim đang là Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Lợi.

(Còn tiếp)

Kỳ 2: Chung tay gỡ khó

Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn

TIN MỚI

Return to top