ClockThứ Bảy, 18/02/2023 13:30

Không để ai bị bỏ lại phía sau

TTH - Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Phát triển Đảng trong hội viên phụ nữNữ quân nhân luôn vì cộng đồngLan tỏa nếp sống xanh ở Quảng Điền

Nhiều phụ nữ ở A Lưới cải tạo vườn tạp để phát triển kinh tế gia đình

Mô hình tiết kiệm và cho vay tại thôn, bản theo hình thức cổ phần tài chính được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai tại huyện Nam Đông và A Lưới.

Chị Nguyễn Thị Phôn ở xã Quảng Nhâm (A Lưới) cho biết: Khi dự án bắt đầu triển khai, tôi chưa hào hứng. Tôi nghĩ rằng, số tiền cho vay không lớn sẽ không giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với hội viên có hoàn cảnh khó khăn thì số tiền 7-10 triệu đồng bước đầu đã hỗ trợ cho chị em trong việc sản xuất, phát triển kinh tế gia đình”.  Còn qua 6 năm thực hiện mô hình “Tiết kiệm vốn vay thôn bản”, toàn xã Hồng Vân (A Lưới) có 7 nhóm tiết kiệm tại cộng đồng với 197 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm được là 620.713.000 đồng, giải ngân cho vay 126 lượt hộ, giúp 19 hộ nghèo có kế sinh nhai.

Tiết kiệm và cho vay tại thôn, bản được xem là mô hình điển hình, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong hoạt động của các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng  phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Được biết, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo hội LHPN các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương triển khai các hoạt động với nhiều hình thức, giải pháp sáng tạo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giúp chị em vươn lên thoát nghèo.

Với sự vận dụng sáng tạo, Hội LHPN tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, như tổ chức tập huấn nâng cao các kỹ năng quản lý tài chính hộ gia đình; quản trị và sử dụng mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm; tạo lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Qua đó, giúp phụ nữ từng bước thay đổi tư duy, chủ động tham gia thị trường online, sàn giao dịch điện tử để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời, mở rộng liên kết sản xuất, từng bước phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị; mạnh dạn đầu tư, xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh thực tế, phù hợp với mô hình khởi nghiệp của từng cá nhân, hộ gia đình, giúp giảm nghèo bền vững.

Chính sách tín dụng ưu đãi là một công cụ hiệu quả để nhiều chị em tiếp cận nguồn vốn kinh doanh. Đến nay, dư nợ thông qua hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội là 2.038 tỷ đồng, với 50.560 thành viên vay vốn. Hiện nay, các hội cơ sở đang quản lý và cho vay 6 loại vốn dự án với số tiền là 2,3 tỷ đồng cho 15.972 hộ vay. Đặc biệt, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển do Hội LHPN tỉnh quản lý đã giải ngân xoay vòng cho 419 lượt phụ nữ vay với hơn 8 tỷ đồng, hiện dư nợ tại thành viên hơn 4,2 tỷ đồng.

Sinh kế là vấn đề cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính bền vững của công tác giảm nghèo. Chỉ riêng năm 2021, Hội LHPN tỉnh phối hợp với các dự án, tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn các mô hình sinh kế với tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng. Năm 2022, Hội LHPN tỉnh tiếp tục hỗ trợ mô hình sinh kế để lạc nghiệp từ Tổ chức Blue Dragon Children’s Foundation (Úc) với tổng kinh phí 600 triệu đồng. Đồng thời, các cấp hội cơ sở tận dụng nguồn lực địa phương, huy động sự chung tay của các tổ chức, mạnh thường quân để trao tặng mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo.

Đây sẽ là “bàn đạp” quan trọng cho phụ nữ vươn lên thoát nghèo và và minh chứng cho phương châm đầy tính nhân văn “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

THỤC ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục

Ngày 8/12, các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình 90 phút sáng Chủ nhật xây dựng cơ quan, trường học xanh - sạch - sáng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện phong trào Chủ nhật xanh tại các trường.

Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Return to top