ClockThứ Năm, 08/06/2023 21:34

Đa dạng sản phẩm sen bản địa giúp phụ nữ phát triển kinh tế

TTH.VN - Đó là kết quả bước đầu của dự án “Đa dạng hóa sản phẩm hoa sen bản địa kết hợp phát triển du lịch sinh thái: Mô hình xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ nông thôn”, ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền.

Khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định về lệ phí trước bạTín hiệu hồi phục tích cực, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng hơn 4%Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:Phát huy tinh thần trách nhiệm để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, mang tính xây dựng caoVươn lên phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sáchViệt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ

leftcenterrightdel
 Phụ nữ Phong Bình ướp trà sen để bán ra thị trường

Chiều 8/6, Trường đại học Nông Lâm phối hợp với UBND xã Phong Bình, Phong Điền tổng kết dự án “Đa dạng hóa sản phẩm hoa sen bản địa kết hợp phát triển du lịch sinh thái: Mô hình xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ nông thôn”.

 Dự án được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ. Thời gian thực hiện là 24 tháng, bắt đầu từ tháng 4/2021.

Mục tiêu ban đầu của dự án là giúp phụ nữ nông thôn nâng cao năng lực trong sản xuất và tiếp thị các sản phẩm từ sen địa phương; thông qua một chuỗi hoạt động, các khóa đào tạo, tập huấn và hội thảo thực địa, xây dựng nhà kho và địa điểm dự án cố định, mua sắm thiết bị…

Sau hai năm triển khai, xã Phong Bình đã nhân rộng được diện tích sen trắng bản địa. Người dân đã có những kỹ thuật trồng và chăm sóc sen hiệu quả. Từ cây sen bản địa đã đa dạng hóa được các sản phẩm như sen hạt, trà sen, mô hình trồng sen kết hợp với khai thác du lịch sinh thái, trải nghiệm các hoạt động về sen tại xã Phong Bình; kết nối thị trường, quảng bá cho sản phẩm và điểm đến.

Dù kết thúc thời gian dự án, phía Trường đại học Nông Lâm cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân trong quảng bá mô hình du lịch gắn với sen, tìm đầu ra bền vững cho các sản phẩm về sen; tiếp tục tập huấn các kỹ thuật trồng sen, sản xuất các sản phẩm từ sen... Từ đó, mở rộng và nhân rộng mô hình, hướng đến phát triển kinh tế từ loại cây bản địa, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ  nông thôn.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho NCT đã được triển khai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp NCT sống vui, sống khỏe.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Trang bị thêm kỹ năng, kiến thức cho cán bộ phụ nữ các cấp

Chiều 26/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố tổ chức tập huấn cho đội ngũ Ủy viên Ban chấp hành (UVBCH) Hội LHPN thành phố và UVBCH của 40 đơn vị cơ sở trực thuộc với sự tham gia của gần 160 thành viên.

Trang bị thêm kỹ năng, kiến thức cho cán bộ phụ nữ các cấp
Cấm đường 71 đến các thủy điện Rào Trăng

Nhằm đảm bảo an toàn, tránh các thiệt hại về người và tài sản do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, lực lượng chức năng đã cấm đường 71 (Phong Xuân, Phong Điền) dẫn lên các thủy điện.

Cấm đường 71 đến các thủy điện Rào Trăng
Tìm mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm cho Huế

Thừa Thiên Huế là 1 trong 12 địa phương được giao nhiệm vụ chủ động lựa chọn các mô hình du lịch đêm phù hợp, mục tiêu đến năm 2030 sẽ hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam. Chọn sản phẩm gì cho du lịch đêm để vừa tránh sự trùng lặp vừa mang bản sắc của từng địa phương là bài toán cần nghiên cứu kỹ.

Tìm mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm cho Huế
Return to top