ClockChủ Nhật, 06/03/2022 15:09

Đại hội đại biểu phụ nữ 2022: Chia sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19 làm đảo lộn cuộc sống và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Đại dịch Covid-19 khiến tình trạng bạo lực giới ở EU nghiêm trọng hơnDịp 8/3, miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ mặc áo dài truyền thốngYêu thương và hơn thế nữa...Mẹ đỡ đầu - hướng dương đón nắng

Cùng với hệ thống chính trị, cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ khắp cả nước đã nỗ lực không ngừng, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, hỗ trợ người dân trên cả nước phòng, chống dịch bệnh, chia sẻ với những trường hợp gặp khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau vượt qua đại dịch.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, tổ phó tổ dân phố số 3, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đến trạm y tế phường nhận giấy chứng nhận cho các trường hợp F0 đã khỏi bệnh rồi mang đến phát tận nhà cho các bệnh nhân. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Sáng tạo nhiều cách làm hay

Gần đây, dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại Hà Nội và luôn đứng đầu cả nước về số lượng ca mắc mới khiến nhân dân lo lắng, chính quyền và lực lượng chức năng cũng khẩn trương đối phó, xử lý và tiếp nhận. Từ thực tế đó, Hội Liên hiệp phụ nữ phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) đã sáng tạo ra mô hình “túi thuốc di động” hỗ trợ người dân lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng, đồng thời, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị cho các trường hợp F0, cung cấp cho mỗi người 3 mã QR để vào nhóm Zalo tư vấn điều trị, khai báo y tế và cập nhật tình hình sức khỏe 2 lần/ngày.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Vĩnh Phúc Ngô Thùy Linh cho biết, sau khi triển khai quản lý trường hợp F0 tại nhà qua mã QR, mô hình này mang lại rất nhiều thuận lợi cho lực lượng y tế và người bệnh, giúp họ có tâm lý thoải mái, yên tâm khi chữa trị tại nhà. Hiện nay, mô hình này đã hỗ trợ được rất nhiều thông tin, giảm tải cho các y bác sỹ rất nhiều, họ không phải trực tiếp xuống tận nơi, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm…

Thực tế cho thấy, hơn 2 năm qua trong bối cảnh dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều hoạt động cụ thể, không chỉ thể hiện vai trò đồng hành cùng phụ nữ, mà còn góp phần chung tay cùng toàn hệ thống chính trị trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã gửi thư thăm hỏi động viên hội viên, phụ nữ và cán bộ Hội 19 tỉnh, thành phía Nam; đồng thời làm việc trực tuyến với Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 20 tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành theo cụm thi đua. Từ chủ trương của Trung ương Hội, nhiều sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ phòng, chống dịch, thể hiện vị thế, vai trò của phụ nữ tiên phong, sáng tạo, kết nối, phát huy ảnh hưởng của Hội, thúc đẩy bình đẳng giới trong bối cảnh dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19 Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng như hội viên phụ nữ cả nước cũng đã có nhiều các kế hoạch, hoạt động, tổ chức các hoạt động tùy theo tình hình dịch bệnh từng giai đoạn.

“Khi dịch mới bùng phát, khẩu trang còn đang rất thiếu, có một phong trào phụ nữ may khẩu trang để tặng nhau cũng như giúp cho những hộ gia đình khó khăn. Lúc ấy, cán bộ Hội cũng chính là những người mà đi chợ hộ cho dân, tổ chức các gian hàng 0 đồng, các siêu thị 0 đồng và nhiều món quà tình nghĩa hỗ trợ cho các gia đình đang phải ở trong giai đoạn cách ly”, bà Nguyễn Thị Minh Hương nói.

Tìm chỗ dựa tinh thần cho trẻ mồ côi do dịch bệnh

Theo lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, một trong những hoạt động ý nghĩa được triển khai trong thời gian qua là Chương trình "Triệu phần quà san sẻ yêu thương" kêu gọi phụ nữ cả nước ủng hộ, chia sẻ, giúp phụ nữ, trẻ em vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh, thiên tai, truyền thông rộng rãi trong cộng đồng về thông điệp nhân văn của Chương trình và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân cả nước…

Tính đến ngày 2/3/2022, chương trình đã vận động được tổng kinh phí hơn 275 tỷ đồng, tương đương 917.800 phần quà quyên góp, ủng hộ cho phụ nữ, trẻ em và người dân đang gặp khó khăn do dịch bệnh. Trong đó, tại cấp Trung ương, Chương trình đã vận động được 11,61 tỷ đồng, tương đương 38.700 phần quà (trong đó tiền mặt là 3,41 tỷ đồng, hiện vật là 8,2 tỷ đồng).

Thời gian qua, Trung ương Hội cũng tổ chức nhiều sự kiện trực tuyến để tuyên truyền, lan tỏa thông điệp kiên cường vượt qua đại dịch COVID-19, nổi bật như: Chiến dịch “Vì nụ cười phụ nữ” nhằm tôn vinh những nỗ lực của phụ nữ Việt Nam vượt qua thách thức, trong đại dịch COVID-19, lan tỏa được hình ảnh đẹp về người phụ nữ và thông điệp tích cực vì cộng đồng.

Lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết thời gian tới, bên cạnh Chương trình "Triệu phần quà san sẻ yêu thương", các cấp Hội sẽ chú trọng thực hiện tiếp Chương trình “Mẹ đỡ đầu” nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do tác động của dịch COVID -19.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hương, Chương trình “Mẹ đỡ đầu” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mong muốn để trẻ em bị mồ côi do dịch COVID hoặc do hoàn cảnh khó khăn khác sẽ có một chỗ dựa về tinh thần. Bên cạnh những sự giúp đỡ của cộng đồng, của người thân trong gia đình, các cháu sẽ có thêm một người mẹ nữa, đến nay các cấp Hội đã kết nối được rất nhiều các cơ quan, đơn vị cũng như các cá nhân phụ nữ ở trong và ngoài nước nhận đỡ đầu các con. 

Qua 5 tháng triển khai, Chương trình 'Mẹ đỡ đầu' do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã kết nối 1.458 trẻ với người đỡ đầu. Nhờ nỗ lực từ các hội viên ở cơ sở, đã có người mẹ ở Mỹ nhận đỡ đầu trẻ bị mồ côi do dịch COVID-19.

“Khác biệt của chương trình là không phải huy động bao nhiêu tiền cho các con, mà tìm cho các con mẹ đỡ đầu theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, với mong muốn nâng đỡ các con ngay tại cộng đồng, trẻ em được chăm sóc tại gia đình”, bà Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

TIN MỚI

Return to top