ClockThứ Ba, 09/04/2024 12:33

Đồng hành cùng chi hội trưởng

TTH - Đề xuất tăng phụ cấp cho chi hội trưởng (CHT), đổi mới các phong trào để thu hút hội viên, cùng các CHT nắm bắt tình hình, hoàn cảnh chị em để có cách giúp đỡ hợp lý, kịp thời... là cách mà hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp và chính quyền địa phương đồng hành cùng các CHT trong việc xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ trên toàn tỉnh.

Tâm huyết với công tác Hội"Tương thân tương ái" trong hội viênLiên kết trồng nấm phát triển kinh tế

 Chi hội trưởng chia sẻ những kinh nghiệm tập hợp hội viên, xây dựng hội

Những cách làm hay

Phát triển hội viên trong chi hội phụ nữ các địa phương là điều không hề dễ, bởi những phụ nữ trong độ tuổi 18-30 thường đi làm ăn xa, hoặc đang tham gia các phong trào đoàn thanh niên. Có nhiều hội viên vào hội chỉ để tham gia vay vốn chứ chẳng mặn mà với các phong trào, hoạt động hội.

Chị Trần Thị Thu Thanh, CHT Chi hội 5, phường An Cựu, TP. Huế cho biết: Để hội viên vào hội và giữ chân được các chị, điều quan trọng là có những phong trào hữu ích, sát thực tế. Tôi cũng chẳng ngại đi từng nhà, vận động tuyên truyền cho hội viên biết được những ý nghĩa của từng phong trào. Và khi tham gia phong trào chính các chị là người hưởng lợi.

Ví dụ như phong trào phân loại rác tại nhà, sau một thời gian thực hiện chính gia đình các hội viên sẽ thêm sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí có thêm thu nhập từ rác tái chế, hay đổi được những cây xanh về trồng... hoặc từ những nguồn rác tái chế để góp sức làm những việc có ý nghĩa như giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Khi hội viên càng đông, có thể triển khai được nhiều mô hình, phong trào ý nghĩa hơn như nuôi heo đất tiết kiệm, cho mượn vốn không lãi...

Chị Trần Thị Bé, CHT Chi hội Lại Bằng 2, Hương Vân, Hương Trà thu hút được hơn 80% phụ nữ trong độ tuổi vào hội và hoạt động tích cực nhờ những phong trào hữu ích, như xây dựng điểm kết nối và phân phối nông sản, sản xuất phân vi sinh theo phương thức IMO.

“Là địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ngoài những phong trào chung, chúng tôi có những mô hình, phong trào phù hợp với địa phương, có như thế chị em mới hào hứng tham gia. Khi được tập huấn sản xuất phân vi sinh IMO, chị em ai cũng hưởng ứng, bởi bằng những nguồn tài nguyên có sẵn và được tài trợ men ủ, các chị đã sản xuất ra một lượng lớn phân vi sinh để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Và khi nông sản sản xuất ra, Chi hội và Hội LHPN xã giúp đỡ kết nối tiêu thụ. Từ những lợi ích thực tế và những hiệu quả, các hội viên ngày càng tích cực hơn trong các hoạt động chung của chi hội.

Chị Nguyễn Thị Lành, CHT Chi hội 2, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc có cách tập hợp hội viên, phát triển phong trào phụ nữ. Nhiều hội viên “ngại” vào hội là vì phải đóng hội phí, và không biết tiền của mình đóng phục vụ vào mục đích gì. Do đó, chị Lành đã luôn minh bạch, rõ ràng trong các khoản thu chi để đả thông tư tưởng, những lấn cấn trong lòng hội viên. Đối với các hội viên khó khăn, có thể “linh động” về thời gian đóng.

Chị còn tìm cách tháo gỡ, giúp đỡ, như nuôi heo đất tiết kiệm và cho đóng vào cuối năm khi đập heo... Để giữ chân hội viên, chị tích cực triển khai các hoạt động để gắn kết, tạo thêm quyền lợi cho các hội viên; khuyến khích thành lập các câu lạc bộ phù hợp với từng điều kiện như câu lạc phụ nữ cao tuổi. Trong câu lạc bộ có thể chia ra nhiều nhóm: nhóm cầu lông, nhóm đi bộ, dân vũ... để tiện sinh hoạt.

Và đồng hành

 Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.198 chi hội phụ nữ. CHT chính là những cánh tay nối dài, hạt nhân nòng cốt trực tiếp đưa hoạt động hội tới hội viên, phụ nữ.

Đồng hành cùng các CHT, xây dựng phát triển các chi hội, từ Hội LHPN tỉnh đến cơ sở luôn theo sát hoạt động của các chi hội, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết cũng như xây dựng, triển khai các phong trào phù hợp. Hội LHPN các cấp tổ chức nhiều chương trình tuyên dương để ghi nhận sự đóng góp của các CHT, là nguồn động lực để các CHT ngày càng gắn bó và phát triển phong trào hội. Hội LHPN đề xuất mức bồi dưỡng cho các CHT từ 300 ngàn đồng/tháng lên 500 ngàn đồng/tháng.

Hội LHPN các cấp chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ CHT. Các chương trình tập huấn, bồi dưỡng CHT; tập trung phát triển, bồi dưỡng các kỹ năng mềm phục vụ cho thực tiễn công việc của CHT; ưu tiên những hội viên trẻ có trình độ làm đội ngũ kế nhiệm.

Để tăng thu nhập cho CHT, các địa phương linh hoạt tạo điều kiện để CHT kiêm nhiệm các chức danh có thù lao tại cộng đồng. Các chức danh được CHT kiêm nhiệm tại cộng đồng đều được bố trí hợp lý, hài hòa.

Bà Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh thông tin: Để hỗ trợ, động viên đội ngũ CHT có tâm huyết, trách nhiệm, gắn bó với tổ chức, Hội LHPN tỉnh luôn lắng nghe những khó khăn từ cơ sở và luôn có hướng tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, chỉ đạo hội LHPN các cấp có những nghiên cứu, đề xuất với các địa phương trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ CHT phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và tâm huyết với các phong trào...

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

TIN MỚI

Return to top