|
Tập huấn cho phụ nữ về đối thoại chính sách |
Bài Cái Thị Diệu Trang, Chủ tịch Hội LHPN Phú Lộc cho biết: Sau giám sát, Hội LHPN huyện đã đề xuất UBND xã quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí cho chi hội trưởng và Chi hội Phụ nữ Hà Sơn; bố trí đủ số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã là 12 người; nâng mức phụ cấp của các chi hội trưởng cấp thôn từ 300.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng; hỗ trợ thêm cho các chi hội phụ nữ không phải thôn thuộc địa giới hành chính xã; tạo điều kiện tăng mức phụ cấp cho người kiêm nhiệm để nâng cao chất lượng đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở địa phương.
Không riêng Phú Lộc, 100% hội PN cấp huyện trong tỉnh đều chủ trì tổ chức 1 cuộc giám sát và tham gia các đoàn giám sát do các đơn vị cùng cấp tổ chức. Hội LHPN huyện Nam Đông giám sát về việc thực hiện chỉ tiêu 6 về “Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 8,7%”, chỉ tiêu 7 về “Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94,7%” của NQ số 19 - NQ/HU về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại UBND xã Thương Nhật. Hội LHP huyện Phong Điền giám sát đánh giá tình hình triển khai thực hiện NQ 01/2022/NQ-HĐND của HĐND huyện về Đề án thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2021-2025 đối với UBND xã Điền Hương. Hội LHPN Thị xã Hương Trà giám sát nội dung về “Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với PN khuyết tật nghèo và PN đơn thân nuôi con dưới 16 tuổi có hoàn cảnh khó khăn” trên địa bàn đối với đơn vị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã và các xã Hương Toàn, Hương Xuân.
Qua thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, trình độ, năng lực, bản lĩnh của cán bộ hội các cấp được nâng lên. Chất lượng công tác giám sát từ tỉnh đến cơ sở đạt hiệu quả cao, phát hiện và kiến nghị được nhiều vấn đề, được cấp ủy, chính quyền, các ngành và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, PN.
Theo bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, công tác giám sát của các cấp Hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, chủ yếu tập trung giám sát các chính sách, Luật liên quan đến PN, trẻ em, chưa tổ chức giám sát cá nhân, tổ chức Đảng. Một số đơn vị chưa thực sự chủ động, mạnh dạn, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, còn có sự nể nang, ngại va chạm; chưa nghiên cứu sâu, nắm chắc, các chính sách liên quan đến nội dung giám sát nên hiệu quả mang lại không cao; thiếu bám sát và kiến nghị đến cùng các vấn đề, các kết luận sau khi giám sát làm cho hoạt động giám sát của hội PN còn hình thức, chưa phát huy hết tác dụng.
Để hoạt động giám sát, phản biện xã hội đi vào chiều sâu, đội ngũ cán bộ làm công tác này phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghiệp vụ. Theo bà Loan, không chỉ có bản lĩnh, trách nhiệm cao trong công việc mà họ phải am hiểu, nhạy bén, sắc sảo trong nhìn nhận, phân tích vấn đề giám sát. Vì vậy, Hội LHPN tỉnh luôn chú trọng công tác đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ hội; định hướng lựa chọn những vấn đề giám sát, phản biện xã hội sát với chức năng, nhiệm vụ của hội. Đồng thời, hội biên soạn tài liệu, chuyển đến các cơ sở hội để đội ngũ cán bộ cấp huyện và cơ sở dễ dàng tiếp cận, khai thác.