ClockThứ Ba, 07/11/2023 07:31

Cầu nối của chị em

TTH - “Các chi hội trưởng (CHT) phụ nữ thôn, tổ… trên địa bàn thành phố là những người tích cực trong tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các hội viên (HV); thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ”, bà Đặng Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế khẳng định.

Khẳng định vai trò và vị thế của phụ nữ Giỏi chuyên môn, tích cực công tác hộiBiểu dương phụ nữ cơ sở giỏi Đồng hành cùng chị em phụ nữ khuyết tật thần kinh, tâm thần

 Hội LHPN TP. Huế tuyên dương, ghi nhận sự đóng góp của các CHT năng nổ, nhiệt huyết và hết lòng vì hội viên

Chị Lê Thị Kim Liên, CHT Chi hội 4, Hội LHPN phường Hương Sơ, đã có gần 10 năm làm CHT phụ nữ cơ sở. Chị hiểu được nguyện vọng của chị em phụ nữ khó khăn trên địa bàn cần vốn để làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình. Chị vận động xây dựng quỹ tiết kiệm tự nguyện bằng cách “tích tiểu thành đại”, chỉ với 10 ngàn đồng tháng/HV, tạo vốn xoay vòng cho các chị em buôn bán ve chai, bèo, nậm, lọc…

“Mới đầu vận động, nhiều HV còn tỏ ra nghi ngờ, vì nghĩ 10 ngàn đồng/tháng thì sẽ làm được gì, nhưng nếu nhiều hơn thì nhiều HV không có khả năng đóng. Nhờ được chị em tin tưởng, đồng lòng nên hiện số tiền quỹ của tiết kiệm của chi hội đã lên đến 80 triệu đồng. Nhiều chị mượn vốn phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả”, chị Kim Liên chia sẻ.

Chị Huỳnh Thị Thắng, buôn bán chai bao bộc bạch: Không có việc làm ổn định, tôi cũng muốn buôn bán ve chai để kiếm thêm đồng ra đồng vô cho con cái ăn học, nhưng gia đình khó khăn nên vài triệu đồng tiền vốn đối với tôi cũng là lớn. Nhờ quỹ tiết kiệm của chi hội mà tôi đã được mượn vốn và mạnh dạn “khởi nghiệp”, nay công việc buôn bán của tôi đã ổn định hơn, có nguồn thu kha khá để trang trải cuộc sống.

Cũng nhờ nguồn quỹ tiết kiệm của chi hội, chị Bùi Thị Chương đã có vốn để mở quán bèo, nậm, lọc nho nhỏ gần nhà. Nhờ sự động viên, tiếp sức của các chị em HV, chị không ngừng nỗ lực, cố gắng, siêng năng làm ăn; nay kinh tế gia đình chị dần ổn định.

Chị Lê Thị Kim Liên tích cực vận động hội viên thực hiện tốt mô hình “3 không 1 có” của phường: Không rải giấy tiền vàng mã xuống sông, không đổ rác thải xây dựng ra lề đường, không buôn bán lấn chiếm lòng lề đường và có thùng đốt vàng mã. Đến nay, 100% hộ gia đình có thùng đốt vàng mã; tích cực tham gia Ngày Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, chăm sóc tuyến đường hoa, vệ sinh đường làng ngõ xóm.

Chị Trần Thị Loan, CHT Chi hội 6, Hội LHPN phường Vỹ Dạ, trong suốt hơn 24 năm làm công tác hội, chị luôn là gương cán bộ tiêu biểu tại địa phương, tích cực tham gia các hoạt động do hội LHPN các cấp tổ chức và luôn đi đầu trong các phong trào, hoạt động tại địa phương. Là chủ nhiệm mô hình “Biến rác thành tiền”, “Đổi phế liệu, trao yêu thương”, chị đã tuyên truyền, kêu gọi hội viên tạo nguồn quỹ, giúp đỡ hàng chục chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện tốt chương trình “Mẹ đỡ đầu – kết nối yêu thương”.

Biết được hoàn cảnh của em Nguyễn Vĩnh Kỳ, học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu không có mẹ, ở với ba, nhưng ba cũng thường đi làm ăn xa nên chị Trần Thị Loan thường xuyên đùm bọc, cưu mang em. “Ngoài số tiền hỗ trợ của hội phụ nữ từ nguồn bán phế liệu từng đợt, hay có quà của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, chi hội đều ưu tiên, kết nối để giúp đỡ em...”, chị Loan bộc bạch.

 Với 13 năm tham gia công tác hội, chị Tôn Nữ Bích Hà, Chi hội 5, Hội LHPN phường Đông Ba có nhiều đóng góp tích cực trong công tác hội và phong trào phụ nữ địa phương. Từ việc xắn tay tham gia các phong trào Chủ nhật xanh, vệ sinh bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh, chị là một trong những người đi đầu, thực hiện hiệu quả mô hình “Ve chai phụ nữ đồng hành cùng phụ nữ nghèo” và “Nuôi heo đất”, tiết kiệm tự nguyện tạo nguồn quỹ. Từ những nguồn quỹ đó, chi hội đã hỗ trợ các HV mượn vốn không lãi để phát triển kinh tế. Chị còn là điển hình kinh doanh giỏi với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có uy tín, thương hiệu; thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; giải quyết việc làm cho nhiều HV phụ nữ khác.

Công việc CHT phụ nữ không chỉ là người đứng đầu mà phải làm tốt vai trò cầu nối, đưa các chính sách, phong trào đến với HV, để  kịp thời giúp đỡ các hội viên khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm cùng giúp nhau nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng hội. Chị Liên, chị Loan, chị Hà… là 3 điển hình trong số 25 CHT phụ nữ cơ sở giỏi giai đoạn 2021-2023 vừa được Hội LHPN TP. Huế tuyên dương.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối giúp người dân thoát nghèo

Thời gian qua, các tổ chức hội, đoàn thể tại xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc đã và đang đóng vai trò quan trọng như những “cầu nối” giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Thông qua sự phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Phú Lộc, nhiều gia đình khó khăn đã có cơ hội thoát nghèo, cải thiện đời sống, từng bước phát triển kinh tế bền vững.

Cầu nối giúp người dân thoát nghèo
Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Return to top