ClockThứ Năm, 19/07/2018 13:45

Khởi nghiệp từ nghề đan bàn, ghế bằng dây nhựa

TTH - Sau khi lập gia đình, chị Hoàng Kiều Phương, sinh năm 1985, phường Hương Vân (TX Hương Trà) đã khởi nghiệp bằng nghề đan bàn, ghế bằng dây nhựa.

Khởi nghiệp từ mô hình nuôi ghẹ lột

Xưởng đan bàn ghế bằng dây nhựa tại nhà riêng của chị Phượng

Vốn là nhân viên kế toán của Công ty Phước Hiệp Thành, cơ sở đan lát lớn ở TX Hương Trà, sau khi về làm dâu ở phường Hương Vân, thấy lao động ở địa phương có nhiều thời gian nhàn rỗi, chị Phương mạnh dạn đưa nghề đan tủ bàn, ghế bằng dây nhựa về quê để nhận vật liệu gia công sản phẩm từ công ty. Kế hoạch của chị Phương đề ra được đồng nghiệp, lãnh đạo Công ty Phước Hiệp Thành ủng hộ, nhưng gặp khó khăn về cơ sở nhà xưởng, kỹ thuật cho người lao động.

Chị Phương mượn tạm một cơ sở phòng học xuống cấp cạnh nhà làm xưởng, đồng thời, tranh thủ thời gian và mời các đồng nghiệp đến tư vấn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con. Từ cơ sở tạm bợ, lượng lao động ít ban đầu, dần dần tiếng lành đồn xa, bà con trong khu vực đăng ký tham gia đông hơn, nguồn hàng theo đó lại dồi dào thêm, càng lúc chị trở thành đối tác được Công ty Phước Hiệp Thành tin tưởng. Hiện tại, chị đã đầu tư một xưởng gia công đan lát bàn, ghế bằng dây nhựa gần 100m2 tại nhà riêng, mở thêm xưởng cơ khí tạo các mẫu khung bàn ghế..., giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động. Theo chị Phương, hiện nay khoảng 4-5 ngày, cơ sở có thể xuất xưởng 30-40 sản phẩm bàn, ghế cho Công ty Phước  Hiệp Thành. Không những thế, cơ sở này còn phát triển thêm nhiều mặt hàng mới và kết nối với thị trường ở TP. Hồ Chí Minh để xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để có thêm nhiều đơn đặt hàng, giúp lao động ở địa phương có việc làm, thu nhập ổn định.

Chị Phương chia sẻ, nghề đan ghế nhựa đơn giản, chỉ cần học 1 tuần có thể gia công thành thạo. Nghề này trẻ em và người lớn đều làm được, chỉ cần chút khéo léo, nhanh tay và tỉ mỉ. Thợ nhanh tay 1 ngày có thể làm được 2-3 cái ghế, kiếm khoảng 100-150 ngàn đồng. Bình quân, một lao động tại xưởng có thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Điểm thuận lợi của cơ sở chị Phương là không ràng buộc về thời gian cho nhân công, lao động. Ngoài việc làm tại cơ sở, nhân công có thể nhận hàng về nhà để làm thêm khi rảnh hoặc làm vào buổi tối, miễn là hoàn thành sản phẩm với số vật liệu quy định.  

Chị Hoàng Thị Biên, TDP Long Khê, phường Hương Vân cho biết: “Trước đây thu nhập của tôi chủ yếu từ làm ruộng. Từ khi có cơ sở của chị Phương, tôi nhận hàng về nhà làm ban đêm. Mỗi tháng tôi hoàn thành khoảng 30 sản phẩm, tạo thêm nguồn thu cho gia đình hơn 3 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ, giúp cho con cái có điều kiện học hành. Không chỉ gia đình tôi mà ở đây rất nhiều gia đình kiếm nguồn thu nhập ổn định từ cơ sở của chị Phương”.

Bà Cao Thị Vân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Hương Vân chia sẻ: “Cơ sở đan bàn, ghế bằng dây nhựa của chị Phương là mô hình mới. Tuy mang tính tự phát, nhưng nhiều năm qua đã tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương. Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đang đề xuất cơ sở của chị Phương vào tổ liên kết sản xuất và chọn làm cơ sở mẫu. Hội sẽ hỗ trợ mọi điều kiện để cơ sở chị Phương trở thành công ty sản xuất đan lát tủ bàn, ghế bằng dây nhựa xuất khẩu trong thời gian đến”.

Bài, ảnh: Minh Phái

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top