ClockThứ Ba, 07/11/2023 10:49

Thích ứng chuyển đổi số để khởi nghiệp

TTH - Để thích ứng với thời đại công nghệ số, kinh tế số, bên cạnh sự nỗ lực mỗi hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh có nhiều hình thức, cách làm để giúp hội viên trang bị thêm kiến thức, kỹ năng công nghệ để khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

Khẳng định vai trò và vị thế của phụ nữ Thủ tướng: Khơi dậy tiềm năng, nhiệt huyết, trí tuệ của phụ nữPhụ nữ vùng cao hùn vốn khởi nghiệpPhụ nữ làm chủ kinh tế

 Chị Đoàn Thị An Nhàn (áo dài trắng) giới thiệu sản phẩm tinh dầu thiên nhiên cho khách hàng

Cơ hội để khởi nghiệp

Thành lập từ năm 2016, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Liên Minh Xanh (73 Thạch Hãn, TP. Huế) chuyên sản xuất, kinh doanh (SXKD) các mặt hàng mỹ phẩm từ thiên nhiên và tinh dầu tràm, sả, bưởi… vẫn tập trung bán hàng qua cửa hàng, các kênh phân phối. Nhưng từ khi dịch bệnh bùng phát, doanh thu từ cửa hàng offline bị chững lại và ảnh hưởng nặng nề. Để công ty tiếp tục hoạt động và phát triển, chị Đoàn Thị An Nhàn, Giám đốc Kinh doanh của công ty đã đẩy mạnh việc tận  dụng các nền tảng số như zalo, facebook, tiktok, shopee, Lazada... Nhờ việc đẩy mạnh hình thức kinh doanh trên mạng internet, sàn thương mại điện tử (TMĐT), năm 2022, doanh thu công ty đã tăng 30% .

Chúng tôi có dịp gặp chị Đoàn Thị An Nhàn khi chị tham gia giới thiệu sản phẩm trong chương trình với các mô hình phụ nữ khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Sau khi cẩn thận giới thiệu công dụng, hiệu quả từng sản phẩm của công ty, chị không quên giới thiệu fanpage của công ty để khách hàng “nghía” xem và tìm hiểu thêm về các sản phẩm cũng như độ tin cậy, sự đánh giá của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của công ty. Công ty đang sử dụng các phần mềm như: phần mềm gửi tin nhắn tự động để chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý đơn hàng, kế toán, quản lý tệp khách hàng, nhân viên, kho… giúp bộ máy công ty vận hành khoa học, tiết kiệm thời gian, không gian và nhân lực.

Chị Nhàn cho biết: Việc đẩy mạnh bán hàng trực tuyến không những là xu thế mà còn là lợi thế cho những người kinh doanh, nhất là những phụ nữ bắt đầu khởi nghiệp. Bởi việc tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội, sàn TMĐT không mất quá nhiều chi phí, mình có thể tiếp cận được với đa dạng khách, nhiều lứa tuổi và cả hàng trong tỉnh, trong nước, thậm chí là cả nước ngoài. Với những đánh giá tích cực từ các khách hàng đã từng mua trên các nền tảng TMĐT chính là minh chứng cho chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ khiến khách hàng mới yên tâm hơn và sẽ không ngần ngại trải nghiệm sản phẩm.

Định hướng và đồng hành cùng hội viên

Bà Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh khẳng định: Chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức SXKD để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm... Trang bị cho phụ nữ các kiến thức và kỹ năng số cơ bản được coi là một trong những giải pháp giúp mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong thời đại kinh tế số. Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh chú trọng chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và CĐS trong chỉ đạo, triển khai, tổ chức các hoạt động hội. Qua đó, góp phần thực hiện khâu đột phá “Ứng dụng CNTT trong hoạt động hội” được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2021 - 2026, nâng cao hiệu quả công tác hội và phong trào phụ nữ trên địa bàn, nhất là việc trang bị kiến thức về CĐS để giúp phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

Hội LHPN tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động hội các cấp; khai thác hiệu quả từ các trang mạng xã hội (facebook, zalo...), kịp thời cung cấp thông tin cho hội viên. Đổi mới phương pháp quản lý hội viên, sinh hoạt hội và nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; từng bước nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ hội các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.  Thông qua các nền tảng số, hội LHPN tỉnh đã giới thiệu 3.500 cán bộ, hội viên, phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp tham gia các diễn đàn, đối thoại, hội thảo về khởi nghiệp do các sở,  ban, ngành trong tỉnh tổ chức.

Cũng qua việc đẩy mạnh CĐS để khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh đã có 6 Câu lạc bộ “Phụ nữ khởi nghiệp”; 78 tổ liên kết; 7 tổ hợp tác; 5 HTX trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… được thành lập. Hội đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống gian hàng của hội phụ nữ và các kênh phân phối phù hợp nhu cầu của thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại; hợp tác, liên kết giữa DN, HTX, người sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...

Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy

TIN MỚI

Return to top