ClockThứ Bảy, 09/03/2024 11:13

Trao “cần câu”, tạo động lực

TTH - Để giúp hội viên có đời sống kinh tế ổn định hơn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thủy Vân, TP. Huế đã triển khai nhiều việc làm thiết thực để giúp hội viên thoát nghèo.

Ghi nhận sự đóng góp của những nữ trí thứcViệt Nam đạt được những bước tiến trong trao quyền và nâng cao năng lực cho phụ nữPhụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minhĐầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hộiNâng cao tinh thần thể dục thể thao trong hội viên phụ nữ

Hội viên phụ nữ được Hội LHPN Thủy Vân kết nối, giới thiệu việc làm tại cơ sở may trên địa bàn 

Trước đây, chị Thảo (hội viên Chi hội Phụ nữ Vân Dương) không có việc làm ổn định nên ai thuê gì làm nấy. Do đó, kinh tế gia đình cũng bấp bênh. Nhưng từ khi được Hội LHPN phường giới thiệu chị vào làm công nhân may tại cơ sở may gia công trên địa bàn chị đã có công việc ổn định, thu nhập khá hơn.

Cũng như chị Thảo, từ ngày nhận việc tại xưởng may gia công trên địa bàn do Hội LHPN phường giới thiệu, kết nối chị Thúy (hội viên Chi hội Phụ nữ Vân Dương) không những được đi làm gần nhà mà có thu nhập tốt hơn. “Từ khi nhận việc tại cơ sở may gia công do Hội giới thiệu tôi luôn có việc làm và thu nhập ổn định. Hỗ trợ về vật chất, giúp đỡ hội viên khó khăn là điều rất cần thiết. Nhưng với cách làm thiết thực, Hội “trao cần câu”, giới thiệu việc làm ổn định cho hội viên chúng tôi như thế này thì càng ý nghĩa hơn. Không chỉ biết ơn, mà đó là động lực để chúng tôi cố gắng hơn mỗi ngày’’, chị Thúy bộc bạch.

Ngoài việc làm tại cơ sở may, trên địa bàn phường cũng có nhiều hội viên phụ nữ phát triển nghề dịch vụ nấu ăn, đặt tiệc. Đây cũng là một nghề thu hút và tạo việc làm với thu nhập khá cho nhiều lao động địa phương nhiều, nhất là các hội viên phụ nữ trong thời gian nông nhàn.

Bà Ngô Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội LHPN phường Thủy Vân cho biết: Thời gian qua, do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt và tình hình khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập kinh tế của hội viên phụ nữ. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phường ngày càng bị thu hẹp nên vấn đề chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm phần nào cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của chị em hội viên phụ nữ. Chính vì thế, với nhiều cách làm khác nhau, chúng tôi đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh như hỗ trợ vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi được ủy thác qua kênh của Hội, để xây dựng chuồng trại, mua con giống, cây giống mở rộng chăn nuôi, trồng trọt tạo sinh kế bền vững; xây dựng các mô hình sinh kế mới phù hợp với điều kiện gia đình;  giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng của hội viên; trao những chiếc “cần câu” để hội viên từng bước cải thiện ổn cuộc sống, vươn lên thoát  nghèo.

Bên cạnh đó, Hội LHPN phường cũng đã chỉ đạo các chi hội tích cực xây dựng các nguồn quỹ như “Nuôi heo đất tiết kiệm”, “Biến rác thành tiền”..., để tạo các nguồn quỹ ổn định, giúp đỡ các hội viên khó khăn, đau ốm, bệnh tật; hay cho hội viên mượn vốn không lãi để buôn bán nhỏ lẻ, cải thiện kinh tế gia đình.

Chính từ việc sâu sát cơ sở, thấu hiểu những khó khăn của hội viên, Hội LHPN phường và cán bộ cơ sở Hội càng tích cực hơn trong việc làm cầu nối để góp phần chia sẻ, có hình thức giúp đỡ phù hợp, động viên các hội viên khó khan, không có việc làm ổn định vươn lên trong cuộc sống.

Tiếp tục cùng các cơ sở Hội rà soát hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chú trọng tạo việc làm, tăng phương tiện sinh kế; hỗ trợ theo cách “trao cần câu”, tạo động lực để mỗi những hội viên được giúp đỡ chủ động, có ý chí thoát nghèo dựa trên sức lao động của bản thân và quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững... Đó là cách mà Hội LHPN phường Thủy Vân đã và đang đồng hành cùng hội viên trong quá trình vươn lên, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Bài, ảnh: THẢO VY
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên

Sau bao năm chờ đợi, huyết mạch Khúc Lý - Mỹ Xuyên, thuộc Tỉnh lộ (TL) 6B ở huyện Phong Điền đang nâng cấp mở rộng tạo diện mạo mới, góp phần đưa Phong Điền tiến nhanh lên thị xã trong thời gian đến.

Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên
Dự án xây dựng đường Vành đai 3:
Động lực kết nối giao thông liên vùng

Sau một thời gian chuẩn bị, dự án (DA) xây dựng đường Vành đai 3 đi qua TP. Huế hiện nay bắt đầu khởi động. Việc đầu tư tuyến đường này không chỉ góp phần hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông ở khu vực TP. Huế, mà còn đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) liên vùng.

Động lực kết nối giao thông liên vùng
Return to top