ClockThứ Sáu, 08/03/2024 07:10
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

TTH - “Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài Ngã ba Đồng Lộc - nẻo về tri ân 10 nữ Liệt sỹ Thanh niên xung phong Hỗ trợ doanh nhân nữ mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm

Hội viên phụ nữ hưởng ứng Tuần lễ áo dài 

Từ những việc làm nhỏ

Các cơ sở hội phụ nữ không những tích cực tham gia phong trào “Ngày Chủ Nhật xanh” mà những mô hình do hội LHPN các cấp phát động như phân loại rác tại nguồn, “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”, “một hố rác một cây xanh”, vận động mỗi gia đình hội viên tôn tạo vườn hoa của gia đình, ngõ xanh... hưởng ứng “Huế - Bốn mùa hoa”...,  góp phần thiết thực xây dựng đô thị “xanh, sạch, sáng” và văn minh hơn.

Thay vì tất cả rác thải đổ dồn vào một bì đựng rác như trước, chị Dương Thị Hồng (Thủy Phù, TX. Hương Thủy) đã chịu khó phân loại các loại rác tái chế như vỏ lon, giấy... để tặng đóng góp cho Ngôi nhà xanh, biến rác thành tiền của Chi hội phụ nữ, còn lượng rác hữu cơ thì được chị đem ủ phân vi sinh theo phương pháp IMO do Hội LHPN xã tập huấn để bón cho cây trồng. Những loại rác khó phân hủy như thùng xốp, túi nilon chị cũng cẩn thận để riêng thuận tiện cho việc thu gom và xử lý.

Chỉ với những việc làm nhỏ đó của mỗi hội viên phụ nữ đã mang lại hiệu quả không hề nhỏ, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi phụ nữ và thành viên trong gia đình họ đang dần thay đổi. Cuộc sống của mỗi người dân đang văn minh và “xanh” theo đúng nghĩa. 

Với sự triển khai rộng rãi, đẩy mạnh tuyên truyền, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội thành lập mô hình “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học bản địa IMO”, mô hình "Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chống rác thải nhựa" đến từng thôn, tổ, cộng đồng dân cư. Đến nay, toàn tỉnh đã có 608 mô hình với hơn 47 ngàn thành viên tham gia. Từ các mô hình đã thu được 1,3 tỷ đồng và đã nhận đỡ đầu cho 120 trẻ mồ côi trên địa bàn toàn tỉnh; tặng hàng ngàn suất quà cho phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Khá bận rộn với công việc hàng ngày, nên chị  Cao Huê ( Tây Thượng, Phú Thượng, TP. Huế) không có thời gian mà trồng cây, trồng hoa trong vườn nhà. Nhưng từ khi được chi hội phụ nữ tuyên truyền, phát động phong trào mỗi gia đình hội viên tôn tạo vườn hoa của gia đình, chị đã tạo cho mình những mảng xanh, và những loại hoa đủ màu sắc trong vườn nhà.

“Ban đầu đơn giản nghĩ là tham gia để hưởng ứng phong trào cùng chị em, nhưng khi đã tận tay chăm sóc cây cảnh, hoa... mới thấy hết ý nghĩa, lợi ích của những mảng xanh mang lại đối với đời sống tinh thần của bản thân mình và các thành viên trong gia đình. Mỗi người, mỗi gia đình tự tạo cho mình nếp sống xanh, sạch... thì đô thị của chúng ta cũng sẽ xanh, sẽ sạch và văn minh hơn”, chị Huê chia sẻ.

Phụ nữ từ nông thôn đến thành thị là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh qua các mô hình thiết thực đã và đang được thực hiện có hiệu quả  và nhân rộng. Hàng trăm tuyến đường hoa từ bàn tay chị em các phường, xã xây dựng, chăm sóc trên địa bàn toàn tỉnh, trồng hơn 50 ngàn cây xanh các loại tại các địa điểm công cộng, khuôn viên cơ quan...

Ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, những con đường liên thôn, xóm trước đây mọc đầy cỏ dại, nay lại rực rỡ sắc màu của hoa hồng cổ Huế, ban đêm điện đường sáng trưng. Chính nhờ sự dày công chăm sóc của chị em phụ nữ xã mà những đường hoa ngày càng xanh tốt, đua nhau khoe sắc, tạo nên diện mạo tươi mới cho địa phương. Từ sự vào cuộc tích cực đó của Hội LHPN xã, người dân cũng có ý thức hơn trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế xanh, sạch, sáng. Bất cứ người dân nào đi qua các con đường, thấy rác là “tiện tay” nhặt để đúng nơi chứ cũng chẳng cần đợi đến ngày Chủ nhật...

Các cấp hội còn phối hợp tổ chức ra quân huy động hàng chục nghìn lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh môi trường, bóc dỡ quảng cáo, rao vặt trái phép, thu gom rác thải tại các điểm tự phát. Tất cả đã tạo nên sự nề nếp, sạch sẽ từ khuôn viên gia đình đến đường sá và hạn chế bớt rác thải ra môi trường.

 Cán bộ Hội LHPN tỉnh tham gia trồng cây xanh

Mang lại hiệu quả cao

Vừa chung tay xây dựng đô thị văn minh, phụ nữ Thừa Thiên Huế còn lồng ghép và làm tốt các mô hình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chính từ những nguồn quỹ của việc “Biến rác thành tiền”, hàng trăm trẻ em được đỡ đầu, nhận nuôi, phụ nữ khó khăn được giúp đỡ, mượn vốn buôn bán nhỏ lẻ, cải thiện kinh tế gia đình... Hay những mái ấm tình thương được đủ đầy hơn, khi có sự hỗ trợ của các cơ sở hội từ những vật dụng gia đình cần thiết.

 Năm qua, hội LHPN các cấp đã đăng ký và giúp đỡ 269 gia đình hội viên nghèo thoát nghèo. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp cũng được các cấp hội triển khai, khuyến khích và thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia; qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, sức khỏe, tinh thần cho hội viên, phụ nữ trên trên toàn tỉnh nói riêng và phong trào xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư nói chung.

Xác định xây dựng đô thị văn minh, hiện đại là nhiệm vụ chính trị quan trọng, các cấp hội phụ nữ trên toàn tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng linh hoạt, sáng tạo, cụ thể, thiết thực và hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Từ những mô hình do các cấp hội phụ nữ triển khai thực hiện đã và đang góp phần làm cho diện mạo Thừa Thiên Huế ngày càng khang trang, hiện đại, sạch đẹp. Không chỉ mỗi người phụ nữ mà còn lan tỏa trong các thành viên trong gia đình, người thân của họ cùng hành động thân thiện, văn minh hơn.

Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top