ClockThứ Ba, 24/11/2015 14:40

Sẽ điều chỉnh phân công, phân cấp quản lý

TTH - Vừa qua, một vài công trình xây dựng có mức đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh bị xuống cấp có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng sau một thời gian đi vào sử dụng đặt ra câu hỏi về công tác quản lý chất lượng công trình trên địa bàn. Trước thực tế đó, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh về một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng (QLCLCTXD). Xung quanh thực trạng của công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng hiện nay, ông Viên cho biết:
Ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh

Thời gian qua, Sở Xây dựng đã tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư trên địa bàn, nhất là các công trình trọng điểm. Kết quả cho thấy, việc tăng cường QLCLCTXD đã được chủ đầu tư triển khai tương đối đồng bộ ở cả 3 khâu: khảo sát, thiết kế và thi công công trình. Trong đó, trọng tâm là khâu quản lý chất lượng thi công của nhà thầu. Qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót về kỹ thuật, chất lượng và hoạt động nghiệm thu. 

Trường THPT Thun An xung cp

Tuy vậy, qua thanh tra, kiểm tra còn phát hiện nhiều hạn chế, yếu kém của các chủ thể tham gia trong công tác QLCLCTXD. Cụ thể, trong giai đoạn lập dự án đầu tư, thiết kế: công tác khảo sát chưa kỹ, thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống kiểm tra nội bộ của tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công chưa đủ, chưa tốt, vẫn còn tình trạng khoán trắng cho cá nhân, tổ đội.

Hiện nay, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm quản lý chất lượng công trình, nhưng có vẻ vẫn chưa phát huy hiệu quả, theo ông nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một quá trình liên tục, trải qua các giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Bất kỳ một sai sót nào xảy ra ở một trong các giai đoạn đó đều ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng, thậm chí xảy ra sự cố như đã thấy ở các địa phương khác cũng như trong tỉnh trong thời gian qua.

Qua kiểm tra vẫn có những công trình xây dựng chưa đảm bảo chất lượng, để xảy ra tồn tại mà nguyên nhân chính là do thiếu sót ở các bước: khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thi công, giám sát và bảo trì công trình. Một số chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng chưa chặt chẽ; quy trình kỹ thuật trong thi công chưa được tuân thủ nghiêm túc; công tác giám sát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên…

Một số cấp, địa phương, chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng công trình; thiếu kiểm tra, đôn đốc trong quản lý chất lượng; thiếu kiên quyết, xử lý không nghiêm các hành vi vi phạm về chất lượng công trình.

Từ những bất cập trên, ông có thể cho biết các bên liên quan có trách nhiệm cụ thể như thế nào trong vấn đề bảo đảm chất lượng các công trình?

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, nêu rõ: Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng từ khâu chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện. Cơ quan chuyên môn về quản lý xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn, Sở đã có những việc làm cụ thể nào, thưa ông?

 Sở đang tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy định phân công, phân cấp trong công tác quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh. Cùng với hoạt động triển khai, phổ biến những văn bản luật, nghị định, thông tư liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình, Sở cũng sẽ tăng cường tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý chất lượng của các địa phương, chủ đầu tư.

Xin chân thành cám ơn ông!

Hoàng Loan (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”

“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”. Đây là hai câu thơ trong bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hôm nay bỗng ùa về khi lẩn thẩn nghĩ về chuyện đổi tên, đặt lại tên xã, phường sau khi tách nhập đang nóng lên ở rất nhiều địa phương trên cả nước.

“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”
Return to top