ClockThứ Bảy, 01/08/2015 16:54

Sống là để cho đi

TTH - “Sống là để cho đi. Điều quý giá nhất mà tôi được nhận chính là nụ cười hồn nhiên và nhìn thấy các cháu khôn lớn từng ngày. Ngày nào còn sức khỏe thì ngày đó tôi còn lo cho các cháu”. Đó là tâm nguyện của sơ Vũ Thị Thọ - Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ cô nhi và khuyết tật Sơn Ca (đường Vạn Xuân, phường Kim Long, TP Huế).

Những đứa trẻ đang vui đùa khiến buổi chiều trong trung tâm bình yên đến lạ. Một cô bé chừng bảy tuổi, mắt to đen nhánh đang chơi xích đu vội chạy ra mở rộng cánh cổng, nhoẻn cười chào khách. Cháu tự giới thiệu tên là Hiền Linh, líu lo khoe “tên mẹ Thọ đặt cho con đấy”.

 
Sơ Vũ Thị Thọ
Yêu thương bằng tấm lòng người mẹ
Sơ Thọ - người phụ nữ đã ở tuổi ngoài 80 nhìn đứa con bé nhỏ bằng ánh mắt trìu mến. Trước khi được đưa đến trung tâm, cô bé không biết cha mẹ là ai, không biết mình tên gì. Bé bơ vơ và sợ hãi khiến sơ Thọ và các sơ quặn lòng. Từ tình thương đối với những đứa trẻ kém bất hạnh như bé Linh, sơ Thọ và các sơ đã nuôi nấng các em bằng tấm lòng người mẹ. Sơ tâm sự: “Ở trung tâm, cuộc đời mỗi đứa trẻ là một câu chuyện. Câu chuyện nào cũng đẫm nước mắt. Đa số trẻ em đến đây đều không còn cha mẹ, không còn nơi nương tựa. Chúng tôi không sinh ra các cháu, nhưng mỗi đứa trẻ bất hạnh đến đây chúng tôi đều yêu thương chăm sóc như con. Trung tâm chính là nhà, là tổ ấm và các sơ là mẹ của các cháu. Điều mà chúng tôi luôn mong muốn, là giúp các cháu quên đi những mặc cảm của số phận, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng và có thể sống như những đứa trẻ bình thường khác, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Mang lại cho các cháu hạnh phúc của tuổi thơ”. Với tấm lòng đó, hơn ai hết sơ Thọ là người trăn trở, không chỉ chăm sóc về sức khỏe, miếng ăn giấc ngủ… mà phải mang đến cho các con cảm giác được yêu thương đủ đầy, niềm tin cậy và khơi dậy trong tâm hồn các con những tình cảm ấm áp, biết yêu thương, chia sẻ. Mẹ Thọ và các mẹ trong trung tâm đã không quản vất vả ngày đêm, ở cạnh bên, cùng đồng hành “vun xới” cho từng mảnh đời. Gương mặt hạnh phúc với những nụ cười trong trẻo như của những bé như Hiền Linh chính là “phần thưởng” cho những người mẹ.
 
Chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời bất hạnh
Sơ Vũ Thị Thọ đã được UBND thành phố Huế tặng Giấy khen trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 – 2014, BCH Đảng bộ tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc thực hiện Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ trong 3 năm 2011 – 2014.
Khi mới 17 tuổi (năm 1951) sơ Vũ Thị Thọ đã có mặt tại ở Dòng thánh Phao lô thành Chartres tại Pháp. Sau khi về Việt Nam, sơ Thọ từng dạy Pháp văn ở Trường Jeanne d’Arc Huế. Cũng chính vì thế mà sơ Thọ có nhiều bạn bè, học trò là người Pháp. Nhờ đó, trung tâm có nhiều thuận lợi trong việc tìm các nguồn tài trợ cho các em. Khi được hỏi vì sao lại chọn công việc này, sơ nở nụ cười nhân hậu: “Sống là để cho đi. Điều quý giá nhất mà tôi được nhận lại chính là nụ cười hồn nhiên và thấy các cháu trưởng thành từng ngày. Ngày nào còn sức tôi sẽ còn lo cho các cháu. Đối với tôi tất cả chúng đều còn bé bỏng, trong mắt cha mẹ thì con cái luôn bé mà’’.
Dù đã ngoài 80 nhưng sơ vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Sơ vui vẻ cười bảo, ngày nào cũng rèn luyện sức khỏe để đủ sức làm mẹ của rất nhiều đứa con. Hiện trung tâm đang nuôi dưỡng 65 trẻ. Mỗi đứa trẻ là một thân phận khác nhau, có em mồ côi, có em bị tâm thần, bị bỏ rơi, em có bố mẹ bị nhiễm HIV sinh ra dù hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại bị cộng đồng xa lánh, có em bị câm điếc bẩm sinh. Nhiều em vào trung tâm khi đã biết ăn biết nói, nhưng cũng có em vừa mới lọt lòng mẹ đã được đưa đến đây… Ngoài 65 trẻ ở trung tâm, sơ Thọ còn nhận luyện tập cho 13 trẻ khuyết tật để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng. Chính từ mái ấm tình thương Sơn Ca, nhiều em đã trưởng thành. Tự hào hơn cả là một số em thi đỗ đại học, có em thi đỗ thủ khoa tiếng Pháp toàn tỉnh như em Vũ Thị Hồng Ân, có em đỗ vào Trường đại học Y Dược Huế. Các em không chỉ được trung tâm nuôi dưỡng mà còn được đài thọ toàn bộ chi phí đi học. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức dạy các nghề như may mặc, học vi tính, nấu ăn… chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời và làm chủ tương lai.
Bên cạnh việc chăm lo cho trẻ bất hạnh ở trung tâm, sơ Thọ còn tham gia các chương trình của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi tỉnh, giúp đỡ phường Kim Long xây dựng nhà trồng nấm, mua bò cho các hộ nghèo ở phường, vận động giúp hơn 1.000 hộ nghèo ở Huế (trung bình mỗi hộ 2 triệu), lắp Robinet để dùng máy nước, hỗ trợ 50 triệu đồng giúp người dân Hói Dừa, thị trấn Lăng Cô xây bể lọc nước.
Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên sóng Trường Sa

Đầu sóng gian nan, có những thẳm sâu yêu thương, nghĩa tình, trách nhiệm, làm nên một thành trì Trường Sa vững chãi, để những đoàn thuyền ngày đêm bám biển yên vui làm ăn, phát triển kinh tế. Và đất liền ấm êm những mái nhà…

Trên sóng Trường Sa
Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ

Có nhiều hoạt động trong tổ chức dành cho thiếu nhi, nhưng tôi nhớ nhất, cùng với các buổi diễu hành nhân các dịp lễ trọng hô vang các khẩu hiệu cách mạng là phong trào tập thể dục buổi sáng.

Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Return to top