Thế giới

Nhiệt độ kỷ lục tại châu Á sẽ kéo dài bao lâu?

ClockThứ Tư, 01/05/2024 14:11
TTH.VN - Nhiều vùng rộng lớn ở khu vực châu Á đang phải hứng chịu một đợt sóng nhiệt kỷ lục từ Myanmar cho đến Philippines, và buộc hàng triệu trẻ em phải nghỉ học ở nhà.

Nắng nóng gay gắt tại Thái Lan, một số vùng ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lụcChuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăngNắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

 Người lao động uống nước để giải nhiệt dưới thời tiết nắng nóng ở thủ đô Dhaka, Bangladesh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Các nhà khoa học cảnh báo, tình trạng nắng nóng cực đoan sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn do vấn đề biến đổi khí hậu.

Những nơi nào bị ảnh hưởng?

Nắng nóng đã ảnh hưởng đến phần lớn khu vực Nam Á và Đông Nam Á, với mức nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận ở thị trấn Chauk của Myanmar, và thủ đô Manila của Philippines trong những ngày gần đây.

Cụ thể, Thái Lan đã đưa ra cảnh báo về “tình trạng nghiêm trọng”; trong khi đó, Campuchia, Myanmar, Việt Nam, Ấn Độ, và Bangladesh đều dự báo nhiệt độ trên mức 40 độ C.

Philippines và Bangladesh đều đã tạm dừng các lớp học trực tiếp, trong khi Ấn Độ đang xem xét liệu tình trạng nắng nóng có ảnh hưởng đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia hay không.

Đáng chú ý, ngay cả miền Bắc Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng, nhiệt độ ở thành phố Sapporo của Nhật Bản vào tháng 4 năm nay đã vượt ngưỡng 25 độ C vào thời điểm sớm nhất trong bất kỳ năm nào từng được ghi nhận.

Yếu tố nào gây ra nắng nóng?

Những tháng trước mùa mưa hay mùa gió mùa trong khu vực thường ghi nhận thời tiết nắng nóng; tuy nhiên, mức nhiệt độ trong năm 2024 lại cao hơn nhiều so với mức trung bình ở nhiều quốc gia.

Theo nhận định của các chuyên gia, biến đổi khí hậu đang gây ra những đợt sóng nhiệt thường xuyên hơn, dữ dội hơn và kéo dài hơn.

Trong đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), một cơ quan của Liên hợp quốc cho hay, khu vực châu Á cũng đang nóng lên nhanh hơn so với mức trung bình toàn cầu. Và hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino đang đóng một vai trò quan trọng vào năm 2024, ông Milton Speer, một nhà khí tượng học tại Đại học Công nghệ Sydney cho biết thêm.

“Việc thiếu mây trong điều kiện thời tiết El Nino đồng nghĩa với nhiệt độ trung bình có thể sẽ cao hơn”, ông Milton Speer nói với Hãng Thông tấn AFP.

Nhiệt độ bề mặt nước biển trong khu vực hiện cao hơn vài độ C so với mức bình thường, khiến nhiệt độ trong đất liền duy trì cao hơn mức trung bình qua đêm; chính vì vậy, nhiệt độ ban ngày bắt đầu tăng lên từ nền nhiệt cao hơn.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác, bao gồm nạn phá rừng làm giảm bóng râm và tăng diện tích bề mặt khô, cũng như hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, nơi các kết cấu bê tông, kính và thép hấp thụ nhiệt thay vì phản xạ nhiệt.

Những ai bị ảnh hưởng?

Nắng nóng cực đoan ảnh hưởng không tương xứng đến trẻ em, người già và những người sống trong cảnh nghèo đói. Trẻ em, người già và những người có bệnh lý hoặc khuyết tật từ trước có thể bị nóng nhanh hơn.

Ngoài ra, những người sống trong cảnh nghèo đói cũng thường thiếu các giải pháp làm mát tại nhà, hoặc buộc phải làm việc trong điều kiện không được bảo vệ nhiệt đầy đủ.

Trong một động thái liên quan, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa đưa ra cảnh báo, 243 triệu trẻ em trên khắp khu vực Thái Bình Dương và Đông Á phải đối mặt với nguy cơ từ các đợt sóng nhiệt.

“Trẻ em tiếp xúc với sóng nhiệt sẽ dẫn đến căng thẳng do nhiệt… Các vấn đề nghiêm trọng có thể phát triển, chẳng hạn như bệnh tim mạch, suy nội tạng, rối loạn chức năng cơ và thần kinh”, chuyên gia y tế của văn phòng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của UNICEF, bà Salwa Aleryani nhận định.

Các quốc gia đã phản ứng như thế nào?

Chính quyền ở một số quốc gia đã yêu cầu người dân ở nhà. Các bệnh viện ở Nepal được đặt trong tình trạng sẵn sàng, trong khi các quan chức Campuchia yêu cầu các trường công lập mở cửa ra vào và cửa sổ để thông gió.

Bên cạnh đó, ở Bangladesh và Philippines, các trường học đóng cửa trong nhiều ngày.

Nắng nóng sẽ kéo dài bao lâu?

Nắng nóng ở Bangladesh dự kiến sẽ không giảm cho đến thời gian sớm nhất vào ngày 2/5; còn tại Thái Lan, các nhà dự báo cảnh báo, mùa mưa hàng năm có thể sẽ đến vào cuối tháng 5, muộn hơn vài tuần so với bình thường.

Cũng theo nhà khí tượng học Milton Speer, xu hướng ấm lên nói chung sẽ tiếp tục xảy ra, ngay cả khi gió mùa trong khu vực diễn ra khiến nhiệt độ thấp hơn.

“Các đợt sóng nhiệt sẽ tiếp tục xảy ra thường xuyên hơn, vì các đại dương và bầu khí quyển đang dần nóng lên do sự nóng lên toàn cầu”, ông Milton Speer lưu ý.

Điều này gây ra rủi ro ngày càng tăng đối với cây trồng và vật nuôi, cũng như con người có công việc đòi hỏi phải làm việc ngoài trời. Qua đó, việc thích ứng sẽ đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm việc cung cấp các cấu trúc khu dân cư bền vững có điều hòa không khí.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP & The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top