ClockThứ Sáu, 22/04/2016 10:01

Tập trung vào bảo đảm tăng trưởng

TTH.VN - Việc tăng trưởng quý I/2016 thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái là một trong những ưu tư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, được Thủ tướng chia sẻ tại cuộc làm việc với Bộ Tài chính chiều nay, 21/4.

Dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đại diện các bộ, ngành, chuyên gia. Đây là cuộc làm việc thứ hai của Thủ tướng trong ngày hôm nay, sau cuộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào buổi sáng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc

GDP quý I/2016 đạt 5,46%, giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại. Nếu không có những giải pháp quyết liệt, kịp thời để thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì sẽ rất khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% như đã đề ra. Trong đó, có không ít khó khăn, thách thức đối với ngành tài chính như vấn đề nợ công, thu chi ngân sách, chống lãng phí…

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh những nỗ lực của toàn ngành tài chính thời gian qua, nhất là việc bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn, nhu cầu chi ngân sách ngày càng cao, như chi cho an sinh xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, “tinh thần là vượt khó đi lên, không được chùn bước”, yêu cầu Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả, góp phần tích cực cho tăng trưởng. Phải tìm mọi giải pháp, tạo mọi điều kiện để bảo đảm tăng trưởng, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó phải giữ nợ công, nợ Chính phủ trong ngưỡng an toàn.

Về thu ngân sách, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện các giải pháp quyết liệt chống thất thu, tiến tới là tất cả các hoạt động thanh toán đều phải có hóa đơn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại khi hiện nay, nhiều giao dịch mua bán chưa thực hiện nghiêm quy định này.

Ngành tài chính cần chấn chỉnh công tác xác định giá tính thuế hải quan; đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó không để thất thoát trong việc xác định giá trị doanh nghiệp; những vị trí đất có giá trị phải đấu giá công khai.

Về chi ngân sách, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đưa vấn đề này trở thành “phong trào cách mạng”. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý giá cả, chống đầu cơ trục lợi, gây ra lạm phát tâm lý.

Yêu cầu nữa là phải phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, “không để trục trặc trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô”, Thủ tướng nhấn mạnh với ngành tài chính và cả ngành ngân hàng.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý Bộ Tài chính nên thí điểm cải tiến dự toán thu chi, tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tái cơ cấu chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công. Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tạo nguồn hàng cho thị trường vốn. Không để xảy ra tình trạng sốt giá, giữ lạm phát dưới mức 5%. Quan tâm xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top