ClockThứ Năm, 19/05/2016 04:16

Thăm đền thờ Bác Hồ ở Cù lao Dung

TTH - Cù lao Dung của tỉnh Sóc Trăng có một di tích đặc biệt được nhiều người biết đến, đó là đền thờ Bác Hồ do người dân tự lập nên. Đây là một trong những ngôi đền thờ Bác sớm nhất ở Nam Bộ.

Gian đền chính thờ Bác

Cù lao Dung là vùng đất nằm giữa 2 nhánh sông Hậu đổ ra 2 cửa biển Trần Đề và Định An. Gọi là cù lao, nhưng đây là cả một huyện của tỉnh Sóc Trăng, diện tích xấp xỉ 250 cây số vuông và dân số trên 60 vạn. Vùng đất  này là cả vựa cây lành trái ngọt với xoài, ổi, chôm chôm... Đặc biệt là giống xoài Đài Loan với năng suất và chất lượng cao có tiếng.

Nghe giới thiệu tại nhà truyền thống.

Cù lao Dung có một di tích đặc biệt được nhiều người biết đến, đó là đền thờ Bác Hồ do người dân tự lập và gìn giữ cho đến tận bây giờ. Đây là một trong những ngôi đền thờ Bác sớm nhất ở Nam Bộ và là một địa chỉ quan trọng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Trong những ngày tháng Năm lịch sử, chúng tôi may mắn có dịp được về Cù lao Dung thăm và dâng hương tại đền thờ Bác. Theo giới thiệu của người hướng dẫn di tích, khởi thủy, ngôi đền chỉ được lợp bằng tranh tre gỗ lá. Đền được khởi dựng ngay sau ngày Bác đi xa (1969) và khánh thành đúng kỷ niệm sinh nhật Bác 19/5/1970. Cho dù bị giặc quấy phá, càn quét, nhưng quân và dân Cù lao Dung đã đấu tranh chống giặc phá hoại, gìn giữ, hương khói thờ Bác không một ngày gián đoạn.

Nhà lưu niệm công trình gốc.

Cuối năm 2001, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2010, đền được quy hoạch mở rộng và xây mới trên nền đất cũ và đến 19/5/2013 thì chính thức khánh thành. Trên khuôn viên rộng hơn 2 ha bật lên gian đền chính mang hình tượng hoa sen cách điệu, bên trong là bàn thờ Bác với pho tượng bán thân bằng đồng mạ vàng; phía bên trái đền chính là nhà truyền thống trưng bày các hiện vật lịch sử. Phía trước, mé phải là nhà lưu niệm công trình gốc. Trước đền là một sân lễ rất rộng có thể đủ chỗ cho cả ngàn người tập trung để tổ chức các hoạt động về nguồn, báo công dâng Bác... Chỉ tiếc là khuôn viên đền còn ít cây xanh, các loại cây trưng bày chủ yếu đang là các chậu hoa, cây cảnh. Khắc phục điều này không khó và theo chúng tôi là cần và nên làm sớm để vừa tạo bóng mát cho người viếng thăm vừa tạo màu xanh cảnh quan cho di tích - nhất là đối với một di tích về Người.

Có một câu chuyện rất cảm động mà chúng tôi nghe kể là từ ngày có đền thờ đến nay, mỗi năm cứ đúng ngày mồng 3 tháng 9, các gia đình ở Cù lao Dung đều tổ chức giỗ Bác. Đến ngày ấy, các gia đình lại sắm sanh lễ phẩm, đơn sơ chỉ là những sản vật địa phương, nhưng lại chứa đựng tất cả niềm kính yêu của người dân với Bác. Tất cả đều chung một hướng đền thờ, dâng hương tưởng nhớ, báo công với Bác, mong Bác phù trì cho mỗi gia đình, cho quê hương đất nước không ngừng hạnh phúc, ấm no, thịnh vượng...

Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)
Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ

Ngày 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội tiến về tiếp quản Thủ đô.

Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam

Triển lãm chuyên đề “Thừa Thiên Huế với công tác xây dựng văn hóa gia đình”; Hội thi rung chuông vàng “Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam” diễn ra chiều 27/6 tại xã Thủy Thanh. Hoạt động do Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp Phòng Văn hóa & Thể thao, Phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy tổ chức.

Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người

TIN MỚI

Return to top