ClockThứ Bảy, 24/09/2022 16:35

Người trẻ bảo vệ môi trường

TTH - Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi sự đồng lòng và chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế luôn là một trong những lực lượng giữ vai trò tiên phong với nhiều mô hình, cách làm thiết thực.

Thay đổi để phát triển bền vữngTP. Huế khởi động chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Người dân tham gia mô hình “Đổi rác lấy quà” tại phường Thuận An

Những năm gần đây, phường Thuận An (TP. Huế) và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) trở thành điểm sáng về bảo vệ môi trường biển và hạn chế rác thải nhựa. Nhiều du khách đến vui chơi tại bãi biển thuộc hai địa phương trên đều đánh giá cao về cảnh quan sạch đẹp. Hệ thống thùng rác chính và phụ được bố trí tại nhiều điểm dọc bờ biển giúp người dân sử dụng thuận tiện, hạn chế tình trạng vứt rác bừa bãi; các hàng quán cũng tuân thủ nghiêm quy định về phân loại rác thải và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, sạch sẽ.

Thành quả trên đánh dấu sự đồng lòng, chung tay vào cuộc của người dân và chính quyền địa phương. Trong đó, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế cũng là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia tích cực với điểm nhấn là Dự án “Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rác thải nhựa gắn với phát triển du lịch biển, đầm phá” do Tỉnh đoàn chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu và Chương trình tài trợ các DA nhỏ của Liên Hiệp Quốc (UNDP/GEF SGP).

Với tổng kinh phí trên 1,7 tỷ đồng, dự án hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường; đặc biệt là trong công tác quản lý rác thải, rác thải nhựa cho các tầng lớp Nhân dân, huy động sự tham gia của lực lượng đoàn viên thanh niên; các tập thể, tổ chức, đoàn thể, phát huy vai trò của tổ dân phố, thôn, các tổ chức đoàn thể khu vực dân cư trong công tác bảo vệ môi trường.

Thông qua dự án, nhiều mô hình, cách làm hay được đoàn viên, thanh niên triển khai có hiệu quả như: “Thôn không rác thải”; CLB “Sống xanh vì cộng đồng”; CLB “Ngư dân trẻ vươn khơi bám biển”; đội hình tuyên truyền xây dựng Nhà hàng, quán ăn văn minh và “Chợ dân sinh giảm rác thải nhựa”; ngư dân “Đổi rác lấy quà”.

Chị Trần Thị Phương Thảo, thành viên đội hình tuyên truyền xây dựng nhà hàng, quán ăn văn minh chia sẻ, thành công lớn nhất là có thể tuyên truyền, vận động du khách đến vui chơi tại khu vực bãi biển bỏ rác đúng nơi quy định. Điều này cũng được các cơ sở kinh doanh tại đây ủng hộ nhằm xây dựng cảnh quan bãi biển ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Chị Lê Thị Hiền, người dân phường Thuận An (TP. Huế) tham gia mô hình “Đổi rác lấy quà” chia sẻ, tuy phần quà có giá trị không lớn nhưng là sự động viên, khuyến khích mọi người dần hình thành “lối sống xanh”, thân thiện với môi trường.

 Không riêng khu vực ven biển, từ phong trào thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều chương trình, chiến dịch, mô hình hoạt động có sức lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái của vùng đất Cố đô.

Giai đoạn 2017 - 2022, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tổ chức gần 19.000 hoạt động ra quân vệ sinh môi trường, thu gom hơn 35.000 tấn rác các loại; tặng 1.713 thùng rác phân loại tại nguồn, 629 giỏ đi chợ. Ngoài ra, nhiều hoạt động tuyên truyền cũng được triển khai có hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức người dân như: Cuộc thi xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Sáng”, Hội thi “Phòng, chống rác thải nhựa”, “Ngày hội giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Đại diện Tỉnh đoàn cho biết, chung tay bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tuổi trẻ tỉnh nhà. Đây là “cuộc chiến” dài hơi, xuyên suốt và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức cơ sở Đoàn ở địa phương xây dựng mô hình làm việc, sinh sống, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên cũng được chú trọng triển khai thông qua nhiều hình thức, cách làm đa dạng, linh hoạt phù hợp với thị hiếu người trẻ, tránh tình trạng rập khuôn và hình thức hóa.

Bài, ảnh: Minh Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Túi vải bố Trí Việt - Sự lựa chọn xanh cho môi trường

Túi vải bố Trí Việt là giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường đang được nhiều cá nhân và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Sử dụng túi vải cũng là hành động thiết thực để góp phần phát triển kinh doanh bền vững trong xu hướng “xanh hóa” trong sản xuất và tiêu dùng.

Túi vải bố Trí Việt - Sự lựa chọn xanh cho môi trường
Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự

Thông qua các mô hình về bảo vệ an ninh Tổ quốc, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương hội viên nông dân (HVND) điển hình tham gia bảo vệ an ninh trận tự (ANTT) tại khu dân cư.

Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự
Bảo vệ thành quả loại trừ bệnh phong

Năm 2005, Thừa Thiên Huế được công nhận loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nhiều giải pháp được triển khai nhằm làm tốt công tác phát hiện bệnh, quản lý, chăm sóc tốt người bị di chứng tại cộng đồng…

Bảo vệ thành quả loại trừ bệnh phong
“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường

Hệ thống camera là một trong những điểm nhấn về phát triển dịch vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế. Với 650 camera an ninh được lắp đặt trên toàn tỉnh phát huy tác dụng rõ rệt, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, bão lụt.

“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường
Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

Mới đây, trên Thừa Thiên Huế Online có bài viết “An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi” của tác giả Dương Đăng Bảo Khánh. Sau khi đọc bài, có bạn đọc gửi thư đề nghị tòa soạn lý giải giúp vì sao sông An Cựu lại “nắng đục mưa trong”?

Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top