ClockThứ Sáu, 29/04/2022 15:36

Nhiều cách làm hay phát triển đoàn viên

TTH - Để đạt chỉ tiêu phát triển đoàn viên giai đoạn 2018-2023, các cấp công đoàn trong tỉnh tập trung nhiều giải pháp.

Tạo mọi điều kiện để phát triển thành trung tâm khoa học công nghệ lớnTìm giải pháp phát triển đoàn viên công đoàn

Liên đoàn Lao động tỉnh tặng "Điều ước đoàn viên" cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn

Phát triển mới 8.648 đoàn viên

Theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023 và chỉ tiêu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân bổ, từ nay đến cuối năm 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh phải phát triển mới 8.648 đoàn viên mới hoàn thành chỉ tiêu.

Ông Lê Minh Nhân, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh cho biết, đây là chỉ tiêu không dễ thực hiện, đòi hỏi các cấp công đoàn trong tỉnh nỗ lực thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp.

Trước mắt, LĐLĐ tỉnh rà soát, nắm bắt biến động lao động và đoàn viên công đoàn trong doanh nghiệp (DN). Trong đó, lấy địa bàn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và những địa phương có nhiều DN làm trọng điểm để có kế hoạch cụ thể phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

Đối với nơi đã thành lập CĐCS, LĐLĐ tỉnh tập trung chỉ đạo và đồng hành cùng công đoàn cấp trên cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ để CĐCS tuyên truyền, vận động NLĐ gia nhập công đoàn. Đồng thời, tiếp tục bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ. Tổ chức các hoạt động tư vấn hỗ trợ pháp luật, chăm lo tết, trao tặng mái ấm công đoàn, ký kết thỏa ước lao động tập thể... để đoàn viên, NLĐ thấy được những lợi ích khi gia nhập tổ chức công đoàn.

Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CĐCS để có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thương lượng nhiều chính sách tốt cho NLĐ. “Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ lao động, nhất là khu vực ngoài Nhà nước, các doanh nghiệp FDI đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi tổ chức công đoàn phải thay đổi cơ bản về nội dung và phương thức hoạt động để thiết thực chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là cán bộ công đoàn cơ sở trong khối doanh nghiệp là rất cần thiết”, ông Lê Minh Nhân cho biết.

Phân bổ chỉ tiêu cho từng đơn vị

Trên cơ sở thành lập các tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, LĐLĐ tỉnh đã giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS cho các LĐLĐ huyện, thành phố, công đoàn ngành, coi đây là chỉ tiêu cứng trong đánh giá xếp loại thi đua.

Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh được phân bổ chỉ tiêu phát triển đoàn viên mới từ nay đến cuối nhiệm kỳ là 4.279 đoàn viên, cao nhất so với các đơn vị trong toàn tỉnh. Bà Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh cho biết, đây là nhiệm vụ khó, tuy nhiên, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh sẽ nỗ lực thực hiện.

Theo bà Lê Thị Thu Nam, năm 2021, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh thành lập mới 7 công đoàn cơ sở, đạt 175% chỉ tiêu và phát triển 1.913/1.800 đoàn viên so với chỉ tiêu. Để đạt được kết quả này, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, giúp các tổ công đoàn trong các doanh nghiệp đổi mới hình thức sinh hoạt.

Qua đó, CĐCS đã có nhiều cách làm hay về vận động kết nạp đoàn viên, cụ thể, CĐCS Cty HBI đã giao chỉ tiêu thi đua cho các tổ công đoàn trong công tác vận động kết nạp đoàn viên mới. Kết quả, các tổ công đoàn đạt tỷ lệ 100% đoàn viên trên tổng số lao động có hợp đồng lao động từ một năm trở lên. Các CĐCS của Công ty TNHH Sơn Hà, Công ty TNHH MTV Takson Huế… lại tạo điều kiện cho đoàn viên được tham gia đối thoại tại nơi làm việc, tham gia lấy ý kiến xây dựng các quy chế, nội quy lao động và các chế độ phúc lợi trong TƯLĐTT nên thu hút người lao động tham gia. “Tổ chức hoạt động xã hội từ thiện, hoạt động văn hóa thể dục thể thao, hoạt động các câu lạc bộ cũng là cách được các CĐCS thuộc Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh áp dụng để phát triển đoàn viên”, bà Lê Thị Thu Nam cho biết.

Được phân bổ phát triển mới 1.903 đoàn viên từ nay đến cuối nhiệm kỳ, hiện LĐLĐ TP. Huế cũng triển khai nhiều giải pháp để thực hiện. Ông Trần Văn Đồng, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Huế thông tin, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trung bình mỗi năm, LĐLĐ TP. Huế phát triển được gần 20 CĐCS và kết nạp gần 1.000 đoàn viên. Riêng năm 2021 thành lập mới 10 CĐCS, vượt so với chỉ tiêu. Cách làm của LĐLĐ TP. Huế là phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố kịp thời nắm bắt số lượng các doanh nghiệp mới thành lập để tuyên truyền, vận động hiệu quả.

Bên cạnh đó, chú trọng chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động. Ngoài nguồn kinh phí công đoàn, LĐLĐ TP. Huế linh hoạt vận động nguồn xã hội hóa chăm lo cho đoàn viên, NLĐ. “Từ những hành động công khai, minh bạch và nỗ lực vì NLĐ, LĐLĐ thành phố đã tạo niềm tin cho NLĐ cũng như người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn”, ông Trần Văn Đồng khẳng định.

Theo ông Lê Minh Nhân, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần nắm chắc tình hình lao động, doanh nghiệp trên địa bàn, đơn vị để xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên cụ thể. Đồng thời, vận động thành lập công đoàn, phát triển đoàn viên trực tiếp từ người lao động, nhằm giảm bớt sự can thiệp và phụ thuộc người sử dụng lao động. Để thực hiện thành công chỉ tiêu đề ra, ông Lê Minh Nhân cũng khẳng định sự cần thiết vào cuộc trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và Luật Công đoàn.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Dấu ấn đảng viên trẻ

Xác định vai trò là đội dự bị tin cậy của Đảng, những năm qua, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã tập trung bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên trẻ tiêu biểu, là hạt nhân nòng cốt cho hoạt động Đoàn, Hội, Đội và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Dấu ấn đảng viên trẻ
Return to top