ClockThứ Sáu, 05/05/2017 09:47

“Kéo” khách về với biển

TTH - Trong dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, mỗi ngày có hàng chục nghìn du khách đổ về bãi biển Thuận An đề tắm và thưởng thức các món ăn hải sản là tín hiệu vui kể từ sau sự cố môi trường biển năm 2016 đến nay.

Sau sự cố môi trường biển năm 2016, du lịch biển ở Thừa Thiên Huế nói riêng, các tỉnh bắc miền Trung nói chung rơi vào cảnh đìu hiu. Bãi biển vắng tanh. Các nhà hàng vắng khách. Làm gì để thu hút khách về với biển không chỉ là trăn trở của ngành du lịch, các địa phương có biển mà  là vấn đề được các ngành của tỉnh cùng vào cuộc. Năm 2016, ngành du lịch đã có nhiều cố gắng  để mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, gắn du lịch biển với du lịch cộng đồng, với du lịch làng nghề, du lịch MICE, hội nghị hội thảo...

Khi môi trường biển ổn định trở lại, người dân  không còn e ngại như trước. Không chỉ bãi tắm Thuận An- Phú Thuận mà nhiều bãi tắm khác như Vinh Thanh, Cảnh Dương, Lăng Cô.... trong những ngày nghỉ lễ vừa qua khách dần quay trở lại. Để phục vụ du khách, các địa phương có biển có sự chuẩn bị tích cực, nâng cấp hạ tầng, tổ chức lại kinh doanh. Các hộ kinh doanh ở bãi tắm, sau khi nhận được tiền đền bù sự cố môi trường biển đã có thêm nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở kinh doanh. Theo đánh giá của nhiều du khách, bãi tắm Thuận An hạ tầng được đầu tư khang trang, bãi biển sạch hơn trước, hàng quán được tổ chức trật tự, không còn cảnh hàng rong lộn xộn…

Khách du lịch trở  lại với biển là tín hiệu vui, tuy nhiên để giữ chân khách và khai thác tốt tiềm năng du lịch biển trong mùa hè còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục quan tâm. Không chỉ là hạ tầng mà quan trọng là cách thức đảm bảo  an toàn cho du khách khi tắm biển; ngăn chặn tình trạng "chặt chém" du khách; thái độ phục vụ của các nhà hàng. Nếu không làm tốt du khách sẽ một đi không trở lại. Đây là vấn đề cần được các địa phương, cơ quan quản lý vào cuộc, thường xuyên giám sát, kiên quyết xử lý các sai phạm. Vấn đề an toàn môi trường biển, thủy hải sản cũng được các cơ quan chức năng giám sát thường xuyên, chặt chẽ,  nhưng cũng cần thường xuyên thông tin, công bố các chỉ tiêu an toàn để người dân an tâm tắm biển và sử dụng thủy hải sản.

Cùng với nỗ lực của các địa phương, ngành du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng triển khai các chương trình  hấp dẫn phục vụ du khách, trong đó chú trọng các sản phẩm du lịch biển, đầm phá, một thế mạnh của du lịch Thừa Thiên Huế.  Việc tổ chức tốt các tour hấp dẫn phục vụ du khách cũng sẽ góp phần khôi phục hoạt động du lịch của địa phương.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top