ClockThứ Tư, 03/05/2017 18:11

“Tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do xuyên tạc, bóp méo sự thật"

TTH.VN - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn vừa nhấn mạnh điều này tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 4/2017 của Bộ TT&TT vừa diễn ra sáng 3/5/2017.

Về kết quả hoạt động trong tháng 4/2017, người đứng đầu Bộ TT&TT đánh giá cao một số hoạt động nổi bật như các cơ quan quản lý thuộc Bộ và các doanh nghiệp đã phối hợp chặt chẽ, xử lý khá tốt các vấn đề như SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác...

Về định hướng công tác thông tin, tuyên truyền, công tác quản lý báo chí tại nhiều địa phương, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng khằng định những kết quả tích cực, nhất là sau khi Bộ cử các đoàn kiểm tra hoạt động của các văn phòng đại diện cơ quan báo chí ở Nghệ An, Hà Tĩnh...

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Thái Anh)

Về việc xử lý các vi phạm liên quan tới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google, Facebook, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: “Chúng ta không sợ phải nói về vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Tự do ngôn luận không phải là tự do xuyên tạc, bóp méo sự thật, là tự do mạo danh người khác trên mạng xã hội. Tự do ngôn luận cũng không có nghĩa là tự do bôi xấu, đưa hình ảnh dung tục, khiêu dâm, kích động bạo lực, kích động chiến tranh, kích động chia rẽ mối hận thù dân tộc.

Chúng ta không cấm phát ngôn chính kiến trên Google, Facebook mà chỉ yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức”.

Về những nhiệm vụ cần triển khai trong tháng 5, người đứng đầu Bộ TT&TT lưu ý: Bộ đã tăng cường triển khai rất nhiều giải pháp để đẩy mạnh quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của ngành TT&TT: Thu hồi SIM kích hoạt sẵn, thắt chặt quản lý SIM rác, tin nhắn rác, khuyến mại, giá cước;Trong thời gian tới, cần tiếp tục làm mạnh hơn, tăng cường kiểm tra, xử phạt doanh nghiệp viễn thông vi phạm, xử phạt cơ quan báo chí, nhà báo đưa tin sai sự thật, sai quy định của pháp luật; Yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phối hợp xử lý nghiêm tình trạng đưa tin vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tổ chức thông tin...

Thời gian tới, Quốc hội cũng sẽ giám sát ngành TT&TT về những nội dung này.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thái Anh

“Tuy nhiên, cùng với các chính sách, biện pháp thắt chặt quản lý, xử lý sai phạm, cần có chính sách thúc đẩy sự phát triển TT&TT. Quản lý cần đi đôi với phát triển. Một số lĩnh vực phải có chính sách cụ thể, thiết thực. Nhất là với viễn thông, chính sách phải sao cho thông thoáng hơn. Cần đổi mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông hoạt động, giảm thiểu rào cản không đáng có trong quản lý giá cước theo hướng tôn trọng thị trường, để thị trường quyết định”, Bộ trưởng lưu ý thêm.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng yêu cầu ngành TT&TT phải có kế hoạch đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); Thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ nội dung trên nền tảng 4G để tiến tới 5G; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và an toàn thông tin; Thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp điện tử (đây là lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nhưng nhiều năm qua bỏ trống “trận địa” này, đây cũng là nền tảng để phát triển các sản phẩm, thiết bị của Việt Nam trong tương lai).

"Hiện nay ai cũng nói về cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng lộ trình, bước đi, giải pháp thế nào, Việt Nam ta và ngành TT&TT đang đứng ở đâu trong cuộc cách mạng này, chúng ta chưa có nội dung, kế hoạch gì cả". Vì vậy, Bộ trưởng chỉ đạo các Cục: Viễn thông, Tần số vô tuyến điện phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ nhanh chóng triển khai chuẩn bị tổ chức hội thảo với chủ đề: Vai trò của ngành viễn thông trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cố gắng tổ chức vào cuối tháng 6, nhằm bàn định những nội dung cụ thể, khả thi cho những vấn đề vừa nêu.

Xoá tài khoản giả mạo lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên Facebook ngay trong tuần này

Cũng tại hội nghị, Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình & Thông tin điện tử Nguyễn Thanh Lâm đã chia sẻ một số thông tin tích cực về hoạt động đấu tranh phòng chống thông tin xấu độc trên mạng Internet. Chẳng hạn, Google đã có hợp tác tốt với Bộ TT&TT, cứ thứ 3 hàng tuần đều có báo cáo về việc xử lý thông tin xấu, trung bình mỗi tuần hạ 300 – 400 link xấu độc. Hiện đã xử lý gần hết số lượng gần 2.000 link mà Bộ TT&TT đã gửi sang.

Mặt khác, ngày 1/5, Cục đã tổng hợp danh sách các đường link nằm trong 4 thể loại vi phạm, tổng cộng hơn 4.000 đường link để gửi cho Facebook, đề nghị gỡ bỏ hoặc chặn không cho truy cập được từ Việt Nam. Phía Facebook cho biết ngay trong tuần này sẽ hạ luôn những tài khoản (account) mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.

Về việc xử lý SIM rác, tin rác, cuộc gọi rác, Cục Phát thanh – Truyền hình & Thông tin điện tử đã phối hợp với Cục Viễn thông, cùng gặp gỡ, yêu cầu các doanh nghiệp có hình thức gọi điện hoặc gửi tin nhắn rác để bán hàng, dịch vụ dừng các hoạt động này và nhận được sự phối hợp tích cực từ các doanh nghiệp.

Cụ thể, cuối tháng 4, Vingroup vừa cho 3 công ty con làm về bất động sản gửi công văn cho tất cả các đại lý nghiêm cấm đại lý, cộng tác viên gọi điện, nhắn tin SMS giới thiệu dịch vụ, dự án do Vingroup làm chủ đầu tư. Theo đó, sẽ phạt vi phạm tới 100 triệu đồng/lần, chấm dứt hợp đồng đại lý, gửi các cơ quan chức năng xử lý theo pháp lý. Một số doanh nghiệp khác cũng đang triển khai các nội dung này.

Theo Infonet.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác những luận điệu “miệt thị, kích động gây chia rẽ vùng miền”

Vừa qua, trên nền tảng mạng xã hội TikTok xuất hiện tài khoản “Hải Dương Xâu Sắc” và một số tài khoản vệ tinh đăng tải các video có nội dung “bất mãn” với Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 54); “hạ thấp kết quả” nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan ban, ngành Trung ương từng bước công nhận trong việc thực hiện các yêu cầu, tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương.

Cảnh giác những luận điệu “miệt thị, kích động gây chia rẽ vùng miền”
Hỗ trợ thí sinh tự do tham gia kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 là năm cuối cùng thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006. Vì thế, nhiều thí sinh tự do đăng ký thi lại để xét tuyển vào trường đại học mình mong muốn. Đồng hành cùng thí sinh tự do, các trường THPT tích cực hỗ trợ cho các em từ việc hướng dẫn đăng ký hồ sơ đến ôn tập.

Hỗ trợ thí sinh tự do tham gia kỳ thi THPT quốc gia
Phiên tòa giả định: Án giả nhưng hiệu quả thật

Được xây dựng từ các tình tiết của những vụ án có thật, gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ dân cư vùng miền, những “Phiên tòa giả định” (PTGĐ) do các cơ quan tố tụng tổ chức được xem là một trong những mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên.

Phiên tòa giả định Án giả nhưng hiệu quả thật
Return to top