ClockThứ Sáu, 29/09/2023 19:41

9 tháng đầu năm, tăng trưởng đạt 6,84%

TTH.VN - Thông tin tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 9 diễn ra chiều 29/9, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 9 tháng đầu năm ước đạt 6,84% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước dự ước trên 4%.

Ngành du lịch tiếp tục trên đà phục hồiRà soát các chỉ tiêu, chỉ số để hoàn thành các mục tiêu đã được đề raĐến hết quý 3/2023, phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt từ 11.050 tỷ đồng/13.000 tỷ đồngÝ kiến cử tri "chạm" đúng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp.

 Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui thông tin về tình hình kinh tế - xã hội

Giải ngân vốn đầu tư công thuộc tốp 10 cả nước

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui cho biết, 9 tháng đầu năm, ngành du lịch tiếp tục duy trì đà phục hồi rất tốt, lượng khách du lịch gấp 1,6 lần so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 24% so với tháng trước. Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 tăng 60% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 1,86% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tháng 9 ước tăng 9,4% so với cùng kỳ, tính chung 9 tháng ước tăng 2,4%. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã cấp mới 18 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 5.010 tỷ đồng...

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 21.817 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt 7.543 tỷ đồng, bằng 76% dự toán, bằng 58% so với chỉ tiêu phấn đấu và giảm 18,4% so với cùng kỳ…

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước giải ngân 9 tháng của tỉnh là 3.498,625 tỷ đồng trên kế hoạch Thủ tướng giao, đạt 60,8%, xếp thứ 10/63 tỉnh/thành và thuộc nhóm có tỷ lệ giải ngân cao của toàn quốc. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã giao bổ sung các nguồn lực đầu tư công là 2.676,84 tỷ đồng.

Dù có nhiều điểm sáng, song sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường xuất khẩu và đơn hàng sụt giảm; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai; một số dự án sản xuất tạo động lực mới cho ngành công nghiệp chậm đưa vào hoạt động,… đã tác động rất lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là tác động trực tiếp đến khả năng hoàn thành các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước và giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cũng đã chỉ ra một số khó khăn “điểm nghẽn” hiện nay, như thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân. Trên lĩnh vực công nghiệp, giao thông, xây dựng… đối diện khá nhiều khó khăn. Giám đốc Sở Công thương cho rằng, các doanh nghiệp trên lĩnh vực công nghiệp dù khá chủ động nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi vẫn lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Sản lượng điện trong 9 tháng điện của tỉnh cũng đạt thấp.

 Tiến độ triển khai các dự án sẽ ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công

Cần những giải pháp căn cơ

Tại phiên họp, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã thông tin khái quát một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất một số vấn đề. Lãnh đạo Cục Thống kê đã thông tin tình hình tăng trưởng của tỉnh. Theo đó, lĩnh vực nông lâm thủy sản tăng trưởng tốt; khu vực dịch có đóng góp lớn cho tăng trưởng chung; khu công nghiệp xây dựng tăng trưởng chưa đạt kế hoạch đề ra do khó khăn về đơn hàng, thời tiết…

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2024.

Hiện, đang chuẩn bị vào mùa mưa lũ, do vậy, ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu cơ sở, địa phương liên quan tập trung theo dõi, chỉ đạo thu hoạch các loại rau màu và cây trồng hàng năm, đảm bảo thu hoạch trước mùa mưa bão. Khẩn trương rà soát, xây dựng các phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão; tăng cường kiểm tra các công trình, hồ đập, bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sản xuất vụ Đông xuân 2023 - 2024.

Vấn đề gỡ khó cho doanh nghiệp cũng được Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, đồng thời tập trung đôn đốc, hỗ trợ các dự án đi vào hoạt động trong Quý IV năm 2023. Ngoài ra, tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong ngân sách và ngoài ngân sách; tiếp tục rà soát các dự án chậm tiến độ, tiếp tục xử lý theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh và Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 21/8/2023 về tình hình thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2022.

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương lưu ý đến công tác tháo gỡ các khó khăn,  vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; rà soát các dự án chậm tiến độ để có giải pháp kịp thời.

Ông Nguyễn Văn Phương còn đề nghị các sở, ngành, địa phương lưu ý đến vấn đề thi ngân sách, để đảm bảo chỉ tiêu đã được đề ra từ đầu năm.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top