ClockThứ Tư, 30/08/2023 18:06

Rà soát các chỉ tiêu, chỉ số để hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra

TTH.VN - Tại phiên họp thường kỳ tháng 8 của UBND tỉnh diễn ra chiều 30/8, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo, các sở, ngành, địa phương cần đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án; chú ý đến vấn đề tăng thu ngân sách và các đề án quy hoạch quan trọng...

Đến hết quý 3/2023, phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt từ 11.050 tỷ đồng/13.000 tỷ đồngNông nghiệp, du lịch là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 5 tháng đầu năm Tháo gỡ khó khăn, chủ động, linh hoạt các giải pháp để phát triển kinh tế

 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kết luận phiên họp

Công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại

Mở đầu phiên họp, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phan Quốc Sơn điểm qua những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm.

Theo đó, ngành du lịch tiếp tục đà phục hồi với tổng lượng khách du lịch trong 8 tháng đầu năm ước gấp 1,6 lần so với cùng kỳ; đặc biệt, khách quốc tế ước đạt 672 nghìn lượt, gấp 9 lần so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch ước đạt 4.600 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 tăng 2,6% so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu tháng 8 giảm 2,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 36.462 tỷ đồng, tăng 15,7% so cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng tăng 1,74% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 8 ước tăng 8,3% so với cùng kỳ, tính chung 8 tháng ước tăng 2,1% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, nhiều ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như dệt may, xi măng,...đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại; ngành đồ uống, đặc biệt là bia có sản lượng tăng mạnh, đạt 224 triệu lít, tăng 19,1% so với cùng kỳ.

Từ đầu năm đến nay, đã cấp mới 12 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 1.795 tỷ đồng. Ngoài ra, có 10 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư 1.888 tỷ đồng.

Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đến ngày 28/8, toàn tỉnh đã thu hoạch được 20.251 ha/25.294 ha, đạt 80%; năng suất ước đạt 59 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2022.

Tại phiên họp, ông La Phúc Thành, Giám đốc Sở Tài chính cũng thông tin tình hình thu chi ngân sách Nhà nước 8 tháng. Trong đó, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.705,5 tỷ đồng, bằng 67,6% dự toán, bằng 51,6% so với chỉ tiêu phấn đấu; chi ngân sách nhà nước ước đạt 8.086,3 tỷ đồng, đạt 55,7% dự toán.

Việc cân đối ngân sách cần nhiều nỗ lực hơn nữa 

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến ngày 27/8 đã giải ngân 2.685,812 tỷ đồng/5.923,257 tỷ đồng, đạt 45,3% kế hoạch (bao gồm 5.758,257 tỷ đồng Thủ tướng giao và 165 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương được HĐND tỉnh giao bổ sung đầu năm).

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã giao bổ sung các nguồn lực đầu tư công là 2.676,84 tỷ đồng. Như vậy, tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh đã giao đến nay là 8.600,097 tỷ đồng, giải ngân đến thời điểm báo cáo là 3.513,383 tỷ đồng, đạt 40,9% kế hoạch.

Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, hồ sơ Quy hoạch tỉnh đã trình Hội đồng thẩm định Quốc gia và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với kết quả đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tỉnh; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV đã được trình Bộ Xây dựng thẩm định; theo kế hoạch thì các quy hoạch, đề án trên sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý IV/2023.

Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm

Trong các nhiệm vụ sắp tới, trọng tâm vẫn tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ.

Trong đó, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Hồ sơ Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Hội đồng thẩm định Quốc gia cho ý kiến, thông qua trong tháng 9/2023.

Phối hợp Bộ Xây dựng hoàn thiện các quy hoạch, đề án sau khi được thẩm định: Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền, đạt tiêu chí đô thị loại IV. Tập trung triển khai lập các quy hoạnh, đề án quan trọng…

Liên quan đến phát triển kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo, ngành nông nghiệp cần tiếp tục theo dõi, chỉ đạo thu hoạch lúa hè thu, đảm bảo hoàn thành trước ngày 5/9. Rà soát các phương án phòng tránh thiên tai, bão lụt.

 Nhiều ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh có dấu hiệu tăng trưởng trở lại

Ngoài ra, tập trung đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án sớm đi vào hoạt động; tổ chức tốt các hoạt động Lễ hội trong khuôn khổ Chương trình Festival Huế, trọng tâm là lễ hội “Mùa đông xứ Huế”.

Đối với một số dự án ngoài ngân sách cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc; một số dự án trong ngân sách cũng tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ, đồng thời khẩn trương hoàn thành thủ tục để khởi công các dự án trọng điểm trong năm 2023. Đồng thời lưu ý đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động và công tác giảm nghèo ở A Lưới...

Xác định giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, các sở, ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa để đến 30/9 giải ngân đạt 65% kế hoạch; đến 31/1/2024 giải ngân đạt 98% kế hoạch.

Bên cạnh đó, phấn đấu đến hết Quý III/2023 thu ngân sách Nhà nước đạt từ 11.050 tỷ đồng/13.000 tỷ đồng và đến hết tháng 11/2023 cơ bản hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu 13.000 tỷ đồng.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top