ClockThứ Sáu, 10/11/2023 20:12

Áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách

TTH.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 10/11 đã diễn ra buổi thảo luận tại tổ 4 về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Đảm bảo tính khả thi cho dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)Quốc hội thông qua Nghị quyết về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024Mục tiêu tăng GDP 6,5% năm 2024 thể hiện quyết tâm cao của Chính phủBổ sung nội dung dự thảo Luật Đấu giá tài sản, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh Việt Nam được bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42

 Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp

Tổ 4 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH): Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo nguyên tắc áp dụng của Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) mà OECD/G20 công bố, các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng TTTTC từ năm 2024.

TTTTC không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Tờ trình của Chính phủ, đối chiếu với quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, để tập trung giành quyền đánh thuế, hạn chế việc chuyển số thuế sang các quốc gia khác, đồng thời để đảm bảo tính khả thi và tham khảo tình hình triển khai áp dụng TTTTC của các nước trên thế giới, Việt Nam cần áp dụng quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) và quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) từ năm 2024.

Thảo luận tại tổ 4, các ĐBQH nhất trí việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; đánh giá cao và bày tỏ đồng tình với các nội dung đã được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

 Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu (bên trái) nêu ý kiến tại buổi thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp

Theo Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, nếu các nước đã áp dụng mà Việt Nam chưa nội luật hoá để áp dụng thì sẽ bị thiệt thòi, không giành được quyền đánh thuế. Mặt khác, việc áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu cũng sẽ góp phần chống chuyển giá, tăng nguồn thu ngân sách.

Ông Lê Trường Lưu nêu 2 vấn đề đặt ra khi áp dụng TTTTC. Một là, chính sách ưu đãi. Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết này thì rõ ràng, mức thu thuế bình quân với các nước là bằng nhau, chính sách ưu đãi thuế của các nước sẽ giống nhau. Vậy, để thu hút đầu tư vào Việt Nam cần nghiên cứu thêm các chính sách ưu đãi khác. Đại biểu Lê Trường Lưu đề nghị, Chính phủ cần nghiên cứu các chính sách ưu đãi về thuê đất, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, các điều kiện về cơ sở hạ tầng...

Hai là, phải tính toán những xung đột về thuế khi các dự án đã được tính toán ưu đãi đầu tư, được miễn giảm thuế khi áp dụng TTTTC. Do đó cần có giải pháp truyền thông, tuyên truyền, vận động để tránh những xung đột khi áp dụng TTTTC.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, khi áp dụng TTTTC thì cần quan tâm đến hệ thống kế toán trong áp dụng thuế, quan điểm về lợi nhuận, doanh thu và chi phí…để đáp ứng yêu cầu mới, đồng bộ với chuẩn mực quốc tế.

Nhất trí với quan điểm cần có chính sách bổ trợ khi áp dụng TTTTC để bảo đảm lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, đại biểu Nguyễn Hải Nam nêu quan điểm, cần rà soát để sửa đổi các nội dung pháp luật liên quan.

Ông Nam dẫn chứng, một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan có chính sách bổ trợ thông qua ưu đãi hạ tầng hoặc đào tạo nhân sự hoặc bổ sung vào kinh phí nghiên cứu RnD. Do đó, Việt Nam cũng cần phải sớm có những chính sách để đáp ứng yêu cầu đề ra. Đồng thời, cần tính toán đến các tập đoàn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài xem xét có đánh thuế bổ sung hay không hay áp dụng thuế về nội địa đạt chuẩn để cho đảm bảo hệ thống chính sách thống nhất. Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hải Nam cũng đề nghị rà soát các loại hình doanh nghiệp, hiện diện thương mại hay đại diện của các công ty, tập đoàn đa quốc gia, những nền tảng số…để có giải pháp thu được thuế để đảm bảo được lợi ích của Nhà nước.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu nhất trí với việc tên gọi của dự thảo Nghị quyết như Chính phủ đề xuất là không có chữ “thí điểm” để bảo đảm sự chắc chắn cho văn bản đạt chuẩn khi OECD hoặc các nước có quyền lợi liên quan thực hiện rà soát đồng cấp. Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu chỉ rõ, đã luật thuế là không dùng thí điểm để bảo đảm tính ổn định. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng không cần thiết phải quy định Nghị quyết này được áp dụng cho đến khi có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới.

 Đại biểu Phạm Như Hiệp băn khoăn đối với nội dung về quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp

Ngoài dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các ĐBQH cũng thảo luận dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đáng chú ý, đại biểu Phạm Như Hiệp – Đoàn ĐBQH tỉnh bày tỏ băn khoăn và cho rằng cần xem xét lại đối với nội dung về quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. “Nếu quy định như thế này thì người điều khiển các phương tiện như, xe thô sơ, xích lô, xe kéo có thể vi phạm. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông buổi tối có uống rượu/bia, sáng hôm sau trong máu vẫn có nồng độ cồn, và nếu bị xử phạt sẽ gây băn khoăn. Do vậy, quy định cần có hình thức như thế nào về ngưỡng nồng độ cồn để người dân khỏi băn khoăn”, ông Hiệp nói.

LT
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

TIN MỚI

Return to top