ClockThứ Sáu, 01/06/2018 18:31

Bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh

TTH.VN - Phát biểu tại hội trường Quốc hội chiều 1/6 về Luật Đo đạc và bản đồ, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, đoàn Thừa Thiên Huế nhất trí với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình bày. Đồng thời, phải bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh.

Mở rộng đối tượng kê khai tài sản, thu nhập để phòng chống tham nhũngKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận 3 dự án LuậtGắn tăng trưởng với đảm bảo an sinh xã hộiHôm nay Quốc hội thảo luận dự thảo sửa đổi Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranhKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về 3 dự án luậtĐại biểu Quốc hội kỳ vọng vào phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận các vấn đề về kinh tế - xã hội

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa phát biểu tại hội trường chiều 1/6. Ảnh: Quốc Vương

Nên giao nhiệm vụ cho Bộ Quốc phòng

Điều 16, nội dung điểm c, ông Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, đối với dữ liệu xây dựng địa hình quốc gia ở các quần đảo và địa hình đáy biển liên quan mật thiết đến quốc phòng và khu vực phòng thủ biển của chúng ta. Không những ở đây, mà các điểm cao ở tuyến biên giới, đất liền cũng hết sức quan trọng. 

Tại kỳ họp trước, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa đã phát biểu và bổ sung một nhiệm vụ cho Bộ Quốc phòng thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỉ lệ trung bình và tỉ lệ nhỏ từ 1/25.000 cho đến 1/1.000.000.

Sở dĩ như vậy vì hằng năm, Bộ Quốc phòng sử dụng một lượng bản đồ rất lớn, lên đến hàng triệu bản phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập và một số nhiệm vụ khác. Hàng chục năm nay, Bộ Quốc phòng thực hiện rất tốt việc thiết lập bản đồ địa hình quốc gia này, phối hợp tốt với Bộ Tài nguyên & Môi trường để cung cấp những bản đồ này. Đề nghị ban soạn thảo bổ sung khoản này vào điều 16.

Đối với điều 24, ông Đặng Ngọc Ngihĩa cơ bản nhất trí về đo đạc bản đồ quốc phòng. Trong mối quan hệ các văn kiện của Đảng cũng đã thể hiện, phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Điều này còn phù hợp với Luật Quốc phòng vừa được thông qua. Hơn nữa, trong những năm qua các doanh nghiệp nói chung đã thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đại biểu đề xuất khoản d này nên viết lại “các hoạt động đo đạc và bản đồ khác bảo đảm cho nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng”.

Rà soát quy định đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm

Quốc hội thảo luận chiều 1/6. Ảnh: quochoi.vn

Trước đó, tiếp thu ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung nguyên tắc hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế...

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát chỉnh sửa quy định về nội dung đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm bao gồm: Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ hiện trạng công trình ngầm; đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ quy hoạch không gian ngầm; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ công trình ngầm. Đồng thời, rà soát chỉnh sửa lại quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm, xây dựng CSDL bản đồ công trình ngầm trong phạm vi quản lý. Tuy hiện nay năng lực của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý hồ sơ, tài liệu các công trình ngầm trên địa bàn còn nhiều bất cập, nhưng quy định nêu trên là cần thiết nhằm thống nhất quản lý tại “một đầu mối”, phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng các công trình ngầm trên địa bàn bảo đảm hiệu quả.

Dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình ngầm phải tiến hành đồng thời đo đạc, thành lập bản đồ của công trình ngầm và chậm nhất 90 ngày sau khi hoàn thành xây dựng công trình ngầm phải nộp một bộ bản đồ số hiện trạng công trình ngầm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; riêng đối với công trình ngầm phục vụ khai thác khoáng sản trong nhiều năm thì định kỳ hàng năm phải nộp một bộ bản đồ số hiện trạng công trình cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như tại khoản 3 Điều 29 Dự thảo Luật.

Thái Bình- Quốc Vương (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường

Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

TIN MỚI

Return to top