ClockThứ Ba, 27/09/2022 07:31

Bão số 4 giật cấp 16, cảnh báo một số tỉnh miền Trung có mưa rất to

Dự báo đến 16 giờ ngày 27/9, tâm bão ở cách Đà Nẵng khoảng 300km, Quảng Nam khoảng 250km, Quảng Ngãi khoảng 240km về phía Đông; sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17.

Đại học Huế cho sinh viên nghỉ học từ 27 - 28/9 tránh bãoCông trình kè biển, tiêu thoát lũ chủ động ứng phó mưa bãoTriển khai các phương án ứng phó với bão NoruChằng chống di tích, lên phương án ứng phó bão số 4

Vị trí và đường đi của bão số 4. (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão số 4 ở trên vùng biển phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166 km/giờ), giật cấp 16.

Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão. Bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 16 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở cách Đà Nẵng khoảng 300km, Quảng Nam khoảng 250km, Quảng Ngãi khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183 km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km.

Đến 4 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Trị-Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166 km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 116,0 độ Kinh Đông.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4. 

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39 km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông.

Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.   

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa).

Vùng biển phía Tây Bắc khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội.

Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11. Vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ chiều 27/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng do bão cao 1-1,5m; mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 2-2,5m, nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13.

Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo từ ngày 27 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350 mm/đợt, có nơi trên 450 mm/đợt.

Khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm/đợt, có nơi trên 300 mm/đợt.

Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng bằng Bắc Bộ.

Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Thời tiết các khu vực ngày và đêm 27/9: Phía Tây Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C, có nơi dưới 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế phía Bắc có mây, có mưa rào và dông vài nơi; phía Nam nhiều mây, có mưa to đến rất to và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Gió Tây Bắc cấp 3, riêng phía Nam đêm gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 9-10, khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Nhiệt độ thấp nhất: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất: phía Bắc 30-33 độ C; phía Nam 27-30 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nhiều mây, phía Bắc có mưa to đến rất to và dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Gió Tây Bắc đến Tây cấp 3-4, riêng phía Bắc đêm gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 9-10.

Khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất: phía Bắc 26-29 độ C; phía Nam 30-32 độ C.

Khu vực Tây Nguyên nhiều mây, phía Bắc có mưa to đến rất to và dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Gió Tây đến Tây Nam cấp 3.

Riêng khu vực Kon Tum, Gia Lai từ gần sáng mai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 9, giật cấp 11. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C.

Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

TIN MỚI

Return to top