ClockThứ Tư, 29/04/2020 08:55

Bảo vệ sinh kế của người dân

TTH - 280.000 tỷ đồng là dự báo số doanh thu giảm của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước trong năm 2020.

Không bỏ sót đối tượng được hưởng gói hỗ trợƯu tiên chi trả gói an sinh cho 4 đối tượng khó khăn trước ngày 30/4

7 trong số 19 tập đoàn, tổng công ty kể trên đã bắt đầu không cân đối được thu chi. Những con số trong một bài viết trên báo Đầu tư đã cho thấy, không còn là thấm đòn, ngay cả các doanh nghiệp tưởng như là có thể đứng vững nhất, cũng đã bắt đầu lao đao trước cơn bão CoVID-19 đang chi phối toàn cầu.

Khoảng 84,8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn và tính đến giữa tháng 4, cả nước có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là con số mà Tổng cục Thống kê đưa ra trong cuộc họp báo tại Hà Nội vào cuối tuần vừa qua. Trước đó, trong một bài viết của mình, ông Lee Chang-hee, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã đưa ra những con số lớn gấp hàng trăm lần, trên bình diện toàn cầu. Đó là khi các biện pháp phong tỏa một phần hoặc toàn diện để ứng phó với SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng đến 81% lực lượng lao động toàn cầu - con số này vào khoảng 2,7 tỷ người. Một báo cáo nhanh cũng từ ILO cho thấy, số giờ làm việc trên thế giới sẽ giảm 6,7% trong quý 2 này, tương đương 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian.

Đối với người lao động, những điều này mang đến nỗi lo sâu thẳm hơn, đau đớn hơn khi họ đã và đang phải đối diện với nguy cơ giảm lương, giảm giờ làm và thậm chí là mất việc. Thu nhập từ chỗ kém hơn, đến không còn và đó là một vòng xoáy trôn ốc trong tác động kép khi nó không dừng lại ở lao động trực tiếp, mà cả lực lượng lao động, dịch vụ khác trong cơ chế gián tiếp. Thế nên, cách mà ông Lee Chang-hee đặt vấn đề chính là điều cần phải nhìn nhận và giải quyết: ứng phó với SARS-CoV-2 không còn là một thử thách y tế nữa khi việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng phải được đặt cùng với việc bảo vệ sinh kế của người dân. Không cứu được sinh kế của người dân, chúng ta sẽ thất bại trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của họ và ngược lại.

Đương nhiên đây là điều mà các quốc gia và vùng lãnh thổ bị virus corona xâm nhập đều mong muốn có thể đạt tới. Những biện pháp phản ứng nhanh, hay chần chừ xung quanh việc điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội như thế nào đã phản ánh điều này. Có quốc gia/vùng lãnh thổ đã bị trả giá vì không có ngay những biện pháp mạnh mẽ ngay từ đầu. Nhưng đời sống của người dân (còn hơn cả thước đo của nền kinh tế) với những nguy cơ vỡ trận về an sinh xã hội, nhất là khi các nguồn ngân quỹ dự trữ của nhà nước cũng gần như kiệt quệ vì các giải pháp cứu vãn tình thế không thể trông chờ những giải pháp cực đoan.

Trong diễn tiến này, chọn cách nới lỏng có kiểm soát, từng bước cho các ngành, nghề hoạt động trở lại là một lựa chọn của Chính phủ Việt Nam được người dân đồng thuận. Vấn đề chỉ còn là ở chỗ, việc đối diện với các nguy cơ tiềm ẩn của SARS-CoV-2 như thế nào, có biện pháp phòng tránh ra sao phải được mỗi một người dân ý thức rõ ràng và coi trọng.

Bên cạnh các gói an sinh hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng và các gói hỗ trợ lãi suất, các chính sách, cơ chế giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình… hoạt động trở lại, việc nới lỏng giãn cách xã hội đang từng bước mang lại nhịp sống bình thường. Đó là điều được mọi người mong ngóng và kỳ vọng với việc cụ thể hóa chính sách của Chính phủ, cũng như các biện pháp và sự năng động của từng địa phương trong từng bước đi và hành động cụ thể.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người dân Nam Bán cầu cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn châu Âu

Kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy, so với các quốc gia ở châu Âu, người dân ở Nam Bán cầu hài lòng hơn về mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này khiến các nhà nghiên cứu lên tiếng thúc giục lãnh đạo các quốc gia châu Âu hành động để giải quyết sự bất cập này càng sớm càng tốt.

Người dân Nam Bán cầu cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn châu Âu
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top