ClockThứ Hai, 13/11/2017 08:40

Bền vững cho nuôi trồng thủy sản

TTH - Trong những thiệt hại về tài sản do thiên tai đầu tháng 11 vừa qua gây ra tại các tỉnh miền Trung thì thiệt hại về nuôi trồng thủy sản là rất lớn.

Thống kê sơ bộ, có khoảng 25.000 lồng bè đang nuôi tôm, cá bị trôi, hư hỏng, ước thiệt hại cả trăm ngàn tỷ đồng; riêng ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nơi được mệnh danh là thủ phủ nuôi tôm hùm, ước thiệt hại 27.000 tỷ đồng.

Hộ nuôi thiệt hại ít nhất từ vài trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng, có hộ lên đến vài chục tỷ đồng. Đây là con số quá lớn đối với ngư dân, khi đầu tư vào lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn mà độ rủi ro cao, dễ rơi vào trắng tay nếu gặp thiên tai.

Tại Thừa Thiên Huế, nước lũ vừa qua đã cuốn trôi hàng trăm lồng bè, ô nuôi cá trên sông Bồ, kênh Tắc; làm ngập, vỡ hàng chục ao hồ nuôi trồng thủy sản khác, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Điều hết sức nguy hiểm là khi bão lụt xảy ra, người nuôi liều mình ở lại để bảo vệ lồng bè. Đã có nhiều cái chết thương tâm trong cơn bão số 12 vừa qua tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định do người dân bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương, cố thủ trong khu vực nuôi để cứu vớt tài sản…

Trong hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp ở nước ta, có lẽ nghề nuôi trồng thủy sản là mới hơn cả, hình thành đại trà chừng 20 năm trở lại đây, nên kinh nghiệm dân gian về mùa vụ còn nhiều bất cập. Như cây lúa trong điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế, một năm chỉ trồng 2 vụ: vụ đông xuân bắt đầu từ cuối mùa đông của năm trước đến cuối mùa xuân năm sau; vụ hè thu bắt đầu từ đầu mùa hè đến khoảng giữa mù thu trong năm; khoảng thời gian còn lại (khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 Â L) thì ruộng để hoang cho bão lụt. Nhờ vậy, thiệt hại các vụ lúa do thiên tai rất hiếm khi xảy ra… Thiết nghĩ, ngành nuôi trồng thủy sản cũng phải nên tuân thủ theo mùa vụ này để hạn chế thiệt hại.

Bên cạnh đó, công tác cải tiến lồng bè, ao nuôi thích ứng với điều kiện thời tiết nên cần được tính đến. Tôi đã rất ấn tượng các lồng bè nuôi cá của người dân xã Hải Tân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Thay vì làm bằng tre, lưới thép, bà con nơi đây đã chế tạo lồng bè bằng nhôm như chiếc thuyền tự nổi, với tên gọi “lồng cá chạy lũ”, có thể kéo hoặc gắn động cơ di chuyển đến nơi an toàn. Nhờ vậy, trong các trận bão lụt vừa qua, người dân ở đây vẫn bảo vệ được lồng nuôi, hạn chế thiệt hại. Mặt khác, các lồng bè kiểu này có hình dáng đẹp, không gây sự nhếch nhác trên các dòng sông, mặt nước như các lồng bè bằng tre, bằng thép mà chúng ta đã chứng kiến lâu nay.

Việc nắm vững quy luật của thời tiết để áp dụng thời vụ nuôi cũng như việc sáng kiến, cải tiến phương tiện nuôi thích ứng với điều kiện thời tiết là khâu quan trọng, sẽ tránh được những thiệt hại, góp phần bền vững trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

TIN MỚI

Return to top