ClockThứ Hai, 14/06/2021 14:46

Bền vững đầu ra cho nông sản

Trong lúc cả nước đang quan tâm hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho Bắc Giang (bởi mùa thu hoạch vải thiều năm nay trùng với thời gian địa phương này bùng phát dịch bệnh) thì hành tím ở Sóc Trăng; bí đỏ và một số nông sản tại một số địa phương khác vẫn rất cần được hỗ trợ, giải cứu.

Dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; trong đó, nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu, kể cả khi chưa có dịch bệnh, nhiều mùa nông sản đến kỳ thu hoạch vẫn phải giải cứu, hoặc bán giá rẻ. Dịch bệnh càng làm khó khăn thêm cho đầu ra nông sản vốn tồn tại lâu nay.

Công bằng mà nói, việc tìm đầu ra cho nông sản thời gian gần đây đã được chính quyền các địa phương và bộ ngành quan tâm; từ việc quy hoạch diện tích, thay đổi cây trồng vật nuôi; đổi mới phương thức canh tác, sản xuất: đến bao tiêu sản phẩm, ngoại giao mở rộng thị trường ra các nước...

Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt kết quả tốt về sản xuất, tăng trưởng xuất khẩu đạt khá; trong bốn tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,003 tỷ USD, chiếm 23,3% thị phần và tăng trưởng 35,8% so với năm 2020.

Cùng với xuất khẩu, việc chế biến hay đưa nông sản vào các kênh tiêu thụ lớn như hệ thống siêu thị, nhà hàng cũng được quan tâm, góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản.

Song, trên thực tế nguồn nông sản vẫn còn hết sức dồi dào ở các chợ truyền thống, thậm chí trên các cánh đồng khi nông dân không thiết tha thu hoạch.

Trong thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay, ngoài số diện tích được đầu tư theo hướng hữu cơ để phục vụ xuất khẩu, hoặc cung ứng cho các kênh tiêu thụ lớn và uy tín thì đa phần diện tích còn lại đang được nông dân sản xuất theo hướng tự phát. Tình trạng sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn tiếp diễn, nên sản phẩm có nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn không dám thu mua.

Tại thị trường nội địa, ranh giới giữa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và vô cơ cũng rất mù mờ; giá trị sản phẩm sản xuất hữu cơ có khi không cao hơn sản phẩm sản xuất vô cơ là bao nhiêu; trong khi mức đầu tư cho sản xuất hữu cơ cao gấp nhiều lần so với sản xuất theo kiểu vô cơ. Chẳng hạn tại HTXNN Phú Lương (Phú Vang) giá lúa Bắc Thơm hữu cơ vụ đông xuân vừa qua chỉ cao hơn giá lúa Khang Dân vô cơ chưa đến 1000 đồng/kg. Thực tế này khiến người nông dân không mặn mà với đầu tư sản xuất theo hướng hữu cơ, kéo theo đó là tình trạng sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp phổ biến.

Trở lại vấn đề hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh, áp lực về phí lưu kho do thương mại bị gián đoạn; hệ thống logictics và kho lạnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu về khối lượng cũng như vướng mắc điều tiết, phân luồng nông sản ở các cửa khẩu.… được cho là nguyên nhân khiến việc thu mua nông sản bị hạn chế.

Tuy nhiên, nguyên nhân bao trùm hơn cả là việc sản xuất chưa gắn với nhu cầu thực tế. Theo nhiều chuyên gia, sản xuất nông nghiệp trong nước dù có tiềm năng nhưng nông sản chưa kiểm soát được hàng rào kỹ thuật, đáp ứng được các tiêu chuẩn cho các thị trường. Bên cạnh đó, cơ chế vận hành, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ chưa được chặt chẽ cũng là một tổn tại khiến nông sản dễ rơi vào thế bấp bênh… Thực tế này cần sớm được khắc phục để bền vững đầu ra cho nông sản.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Đưa nông sản Việt vươn xa
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Return to top