ClockThứ Sáu, 11/03/2022 15:10

Biến lợi thế thành động lực phát triển

Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững là kỳ vọng của Đề án “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tư vấn. Đây là bước đi cụ thể của tỉnh nhằm khai thác lợi thế phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương .

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong năm 2022 và cả trong trung hạn… là nhận định, đánh giá chung của các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Ngoài các yếu tố như có nền chính trị ổn định; môi trường đầu tư được cải thiện theo hướng minh bạch, thận lợi; các chính sách thu hút đầu tư ngày càng thông thoáng; tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; thích ứng linh hoạt, hiệu quả trước dịch bệnh, sớm mở cửa nền kinh tế… thì một yếu tố quan trọng khác là Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề, giá rẻ.

Nghe những phân tích, đánh giá trên tôi mừng vì triển vọng thu hút được nguồn vốn, công nghệ tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động. Nhưng điều trăn trở là nhân công lao động giá rẻ liệu có phải có phải là ưu thế và có thể duy trì lâu dài hay không?

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi phí cho lao động chiếm tỷ trọng không nhỏ. Ngành nghề càng sử dụng nhiều lao động thì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng càng cao. Ngành áp dụng công nghệ cao, tự động hóa nhiều thì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng thấp hơn.

Xu hướng tất yếu, nhà đầu tư nào cũng cố gắng tiết giảm chi phí đến mức thấp nhất để đạt lợi nhuận cao hơn. Cắt giảm công lao động không phải là giải pháp hay, bởi thu nhập không đảm bảo đời sống thì chất lượng đội ngũ không thể cao. Vì vậy, đầu tư công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tiết giảm nhân lực, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh là xu hướng chuyển dịch hiện nay. Để làm được điều này, nhà đầu tư phải có vốn đầu tư lớn, lựa chọn được công nghệ, dây chuyền  sản xuất hiện đại, tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu.

Ở góc độ người lao động, khi kinh tế chưa phát triển, việc làm ít thì tìm được việc làm là may mắn, chấp nhận thu nhập thấp. Khi kinh tế phát triển, việc làm nhiều hơn thì người lao động có cơ hội lựa chọn môi trường lao động tốt hơn, thu nhập cao hơn. Nhưng để đón được cơ hội đó, người lao động cũng cần có sự chuẩn bị tâm thế, trình độ chuyên môn, tay nghề, ý thức, kỷ luật lao động. Hiệu quả lao động cao thì người lao động mới có được thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực tế hiện nay, việc lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp trung học đang còn nhiều bất cập, từ việc phân luồng đào tạo, cơ cấu ngành nghề, bậc học đến lựa chọn của từng cá nhân. Những bất cập đó đang điều chỉnh theo hướng tích cực nhờ sự định hướng, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước và sự thay đổi nhận thức của xã hội, thực tế nhu cầu của thị trường lao động. Con đường đại học giờ đây không còn là duy nhất để lập thân, lập nghiệp; việc phân luồng học nghề kết hợp học chữ được đẩy mạnh, cánh cửa xuất khẩu lao động rộng mở…

Với Thừa Thiên Huế, trong 5 năm 2016-2020, công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, năng suất lao động tăng đáng kể, với tốc độ tăng bình quân đạt 10,8%. Số lao động qua đào tạo nghề hiện nay đạt trên 65% và phấn đấu nâng lên 68% đến cuối năm 2022. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, tỉnh cũng xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình trọng điểm. Với Đề án “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” đang được hoàn thiện sẽ tạo động lực mới trong đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ và khu vực để tạo lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top