ClockChủ Nhật, 14/06/2020 12:00

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Không có lý do nào để không du lịch trong nước

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch kêu gọi nhân dân đi du lịch trong nước vì "ta có nhiều danh thắng độc đáo, khu nghỉ dưỡng không kém nước phát triển".

Sẽ có chuẩn chương trình đào tạo cho các khối ngànhASEAN: Sử dụng trang web visitseasia.travel làm nền tảng cập nhật du lịch và COVID-19Khởi động dự án “Huế chờ bạn”Triển vọng và thách thức cho quá trình phục hồi du lịch Đông Nam ÁDu lịch không dùng tiền mặtXây dựng môi trường sống để quảng bá du lịch

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện

Chiều 13/6, giải trình trước Quốc hội về giải pháp phát triển du lịch, thể thao trong giai đoạn Covid-19, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết để từng bước phục hồi ngành sau gần nửa năm "đóng băng", Bộ đã thực hiện hai giải pháp.

Thứ nhất là tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa, coi đây là điểm tựa. Từ tháng 5, ngành đã có kế hoạch quảng bá, xây dựng các tour trong nước như chương trình kích cầu du lịch nội địa TP HCM với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, du lịch từ thực tiễn của Hội An, liên kết du lịch Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng...

Ông Thiện khẳng định ngành đã chuẩn bị điều kiện tốt nhất để phục vụ nhân dân cả nước đi du lịch. Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, độc đáo, văn hóa đa dạng, ẩm thực hấp dẫn, cơ sở hạ tầng về khách sạn, khu nghỉ dưỡng không thua kém các nước phát triển, giá cả lại hợp lý.

Bộ trưởng dẫn chứng, năm 2019 du lịch Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á, điểm đến thành phố văn hóa Hội An hàng đầu châu Á... Hàng loạt khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp, điểm đến, hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành trong nước được vinh danh và nhận giải thưởng. Việt Nam còn là một trong sáu nước có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất.

"Vì vậy không có lý do gì để chúng ta không đi du lịch trong nước. Tôi đề nghị và trân trọng kính mời đồng bào và nhân dân cả nước đi khám phá, thưởng ngoạn các điểm đến hấp dẫn của Tổ quốc", ông Thiện nói.

Giải pháp thứ hai Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra là phục hồi và phát triển du lịch toàn diện hơn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng "không thể đóng cửa hoàn toàn nhưng không mở cửa ồ ạt khi không xác định được mức độ an toàn của các nước; ưu tiên bảo vệ sức khỏe của nhân dân kể cả phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt", Bộ sẽ bám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Thủ tướng mở cửa từng bước.

Theo ông Thiện, để khôi phục du lịch hoàn toàn phải trải qua bốn giai đoạn. Thứ nhất là chỉ có du lịch nội địa; thứ hai là thí điểm đón khách quốc tế trên cơ sở trao đổi khách song phương giữa một số quốc gia an toàn; thứ ba là thí điểm mở rộng đón khách các nước, thực hiện trao đổi khách quốc tế. Cuối cùng là các hoạt động đón khách quốc tế, trong nước diễn ra bình thường.

"Hiện nay chúng ta nằm ở giai đoạn thứ nhất và để du lịch phục hồi hoàn toàn thì còn rất dài, phụ thuộc vào tình hình Covid-19 thế giới. Tuy nhiên, tôi khẳng định cuộc cạnh tranh khách du lịch quốc tế sau dịch sẽ rất khốc liệt, bởi vì tất cả các nước đều tranh thủ thời cơ", Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện dự đoán.

Do ảnh hưởng của Covid-19, năm tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu, giảm hơn 50% so với cùng kỳ; lượng khách nội địa đạt 16 triệu lượt, giảm 58,5%. Tổng thu du lịch giảm gần 50% so với cùng kỳ.

Trong quý I có 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế dừng hoạt động, số xin cấp mới giấy phép kinh doanh quốc tế giảm 48%. Công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 20% so với cùng kỳ. Trong tháng 3-4, các khách sạn, cơ sở lưu trú cơ bản dừng hoạt động.

Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ tướng khởi động lại thị trường du lịch nội địa tại Quảng Ninh ngày 24/5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau đó ban hành chương trình người Việt Nam đi du lịch Việt Nam. Hầu hết địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng kế hoạch kích cầu, tổ chức hợp tác du lịch, hàng không và các điểm tham quan, giải trí, tạo sản phẩm kích cầu với nhiều ưu đãi, giá cả hợp lý.

Vì vậy, trong tháng 5, du lịch nội địa bắt đầu phục hồi, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 78% sau tháng 4 nhưng giảm 90% so với cùng kỳ. Dịp lễ 30/4, nhiều địa phương ghi nhận lượng khách nội địa tăng mạnh, như Hạ Long, Sầm Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hội An, Vũng Tàu, Đà Lạt... Đặc biệt, dịp cuối tuần, tại các điểm du lịch, công suất phòng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng ven biển đạt 70-80%.

"Tuy nhiên, du lịch nội địa cũng mới phục hồi bước đầu và rất yếu ớt, cần có các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa", ông Thiện nhấn mạnh.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
DOANH NGHIỆP DU LỊCH TIÊN PHONG SỐ MIỀN TRUNG

Thành phố Huế sẽ sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 với các mũi nhọn Công nghệ thông tin, Du lịch, Y tế và Giáo dục. Dựa vào nguồn lực công nghệ thông tin dồi dào và di sản văn hóa cổ đa dạng bậc nhất, Huế luôn tạo điều kiện sản sinh ra những doanh nghiệp chất lượng mà xã hội cần, một trong số đó là Công ty TNHH BestBooking.vn,một công ty công nghệ du lịch sử dụng công nghệ chuyên sâu để tiếp cận khách hàng cao cấp trong nước và quốc tế với các dịch vụ du lịch độc đáo, chất lượng trong thị trường Domestic và Inbound. Chúng tôi có dịp được phỏng vấn Ông Trương Minh Hiếu,Tổng Giám Đốc Công ty TNHH BestBooking.vn:

DOANH NGHIỆP DU LỊCH TIÊN PHONG SỐ MIỀN TRUNG
Mở hướng khai thác khách lẻ, phát triển du lịch

Kể từ sau đại dịch COVID-19, xu hướng đi du lịch của du khách có nhiều thay đổi. Khách du lịch tự sắp xếp chuyến đi theo nhóm lẻ (không đi theo tour) ngày càng nhiều đòi hỏi những người làm du lịch, các doanh nghiệp cần mở hướng khai thác khách lẻ để phát triển du lịch.

Mở hướng khai thác khách lẻ, phát triển du lịch
Thu hút du khách Australia đến Huế

Thừa Thiên Huế cùng 2 tỉnh, thành là Đà Nẵng và Quảng Nam đang đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Australia, đặc biệt là kết nối giữa thị trường khách du lịch Australia với miền Trung Việt Nam. Thông qua việc tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu thương hiệu du lịch “Miền di sản diệu kỳ - Amazing Central Vietnam Heritage” đến với Australia, kỳ vọng sẽ thu hút khách từ thị trường tiềm năng lớn này đến miền Trung Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.

Thu hút du khách Australia đến Huế

TIN MỚI

Return to top