ClockThứ Bảy, 11/11/2017 21:14
Bế mạc Tuần lễ Cấp cao APEC 2017:

Các nền kinh tế thành viên hướng tới phát triển APEC bao trùm và tự cường

TTH.VN - Sau 1 ngày làm việc với 2 phiên họp kín với các chủ đề: “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững” và “Các động lực mới cho thương mại, đầu tư và liên kết khu vực”, Hội nghị lần thứ 25 các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã thành công tốt đẹp.

TPP-11: Chú ý đổ dồn về APEC 2017Khai mạc Hội nghị của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25Chào đón lãnh đạo nền kinh tế Nga, Mỹ, Trung dự APEC 2017Trưng bày 18 tác phẩm tượng nghệ thuật của các nền kinh tế thành viên APECĐưa APEC đến gần hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệpĐệ trình 20 kiến nghị lên các nhà lãnh đạo APECAPEC 2017 nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam

Các nền kinh tế tham dự hội nghị APEC đã đi đến sự đồng thuận trong nhiều lĩnh vực

Khép lại chuỗi các sự kiện quan trọng

Đây là hoạt động cuối cùng khép lại chuỗi các sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tổ chức tại TP. Đà Nẵng do nước chủ nhà Việt Nam đăng cai tổ chức.

Tham dự Hội nghị có các nhà lãnh đạo và trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên APEC. Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde tham dự phiên họp kín đầu tiên với tư cách là khách mời.

Sự thành công của Hội nghị Cấp cao APEC có sự đóng góp không nhỏ của bà Christine Lagarde

Trước đó, trong phiên khai mạc, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 Trần Đại Quang nhấn mạnh, 25 năm qua, thế giới và khu vực có những chuyển biến sâu sắc về kinh tế, quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng. Song, với định hướng chiến lược là lấy hợp tác kinh tế làm nền tảng, xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư làm trọng tâm, chúng ta có thể hài lòng với những kết quả đạt được.

Những nội dung mà nước chủ nhà đưa ra được Tổng thống Hoa Kỳ ủng hộ

APEC đã chứng tỏ tính năng động, khả năng thích ứng và chuyển đổi để trở thành diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực, động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế, và thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc xử lý các thách thức cấp bách toàn cầu. Các Mục tiêu Bogo về mở cửa và tự do hóa về thương mại và đầu tư, việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, các chiến lược, chương trình về tăng trưởng, kết nối đã trở thành định hướng dài hạn cho hoạt động của APEC, mở ra hàng trăm lĩnh vực hợp tác cụ thể, trong đó có các vấn đề thương mại, đầu tư thế hệ mới, đã và đang đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới đặt ra trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch nước khẳng định, chúng ta đang chứng kiến những bước chuyển nhanh và phức tạp hơn so với dự báo. Tình hình an ninh, chính trị thế giới có nhiều bất ổn. Sau đúng 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi và tiếp tục điều chỉnh trước những biến đổi sâu sắc. Song liên kết kinh tế ở khu vực đang gặp trở ngại do những bất định toàn cầu về thương mại tự do và mở.

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tạo mối liên kết gắn bó giữa các nền kinh tế thành viên

Mặc dù vậy, kinh tế thế giới đã khởi sắc hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều cơ hội to lớn chưa từng có cho phát triển và đổi mới. Những thỏa thuận toàn cầu, nhất là chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 có ý nghĩa lịch sử, định hướng dài hạn cho thúc đẩy hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững.

Khoảnh khắc bên lề giữa Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và các nhà lãnh đạo APEC

Bối cảnh đó đòi hỏi APEC phải khẳng định và phát huy vai trò tiên phong trong việc tìm kiếm các động lực mới cho tăng trưởng, thương mại và đầu tư, kết nối, cũng như cách thức để người dân được thụ hưởng đồng đều từ quá trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đóng góp vào việc tạo dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.

Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thể hiện sự quyết tâm "cùng vun đắp tương lai chung"

Sứ mệnh các nền kinh tế

Tại phiên họp báo bế mạc, trước đông đảo báo giới trong nước và quốc tế, Chủ tịch Trần Đại Quang khẳng định: “Hội nghị đã thông qua tuyên bố Đà Nẵng về tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung. Đây là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị cấp cao APEC và năm APEC 2017. Hội nghị thống nhất thúc đẩy bao trùm về kinh tế, chính trị, xã hội, khẳng định quyết tâm của các nền kinh tế thành viên hướng tới phát triển APEC bao trùm và tự cường. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, yêu cầu cấp bách đặt ra là tăng cường giáo dục, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ tịch Trần Đại Quang phát biểu tại cuộc họp báo

Hội nghị cũng hoan nghênh việc thông qua khuôn khổ APEC về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới, để tạo điều kiện cho APEC khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển của kinh tế mạng, kinh tế số và các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Hội nghị tái khẳng định cam kết hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy thuận lợi hóa đầu tư, kinh doanh và dịch vụ, tăng cường hợp tác kinh tế, kỹ thuật, tiếp tục nỗ lực hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong việc ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật pháp, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm.

Nhằm tạo những động lực mới cho tăng trưởng bền vững và bao trùm, hội nghị đã dành nhiều thời gian thảo luận một cách sâu sắc về các chính sách và biện pháp chiến lược nhằm phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nước, năng lượng, phát triển nông thôn và đô thị, cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực, giảm thiểu rủi ro, thiên tai, tămg quyền năng kinh tế cho phụ nữ, phát triển du lịch bền vững.

Các sự kiện diễn ra tại Tuần lễ Cấp cao APEC thu hút sự quan tâm của đông đảo báo giới trong nước và quốc tế

“Việc hơn 10.000 đại biểu APEC, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực, đặc biệt các tổ chức quốc tế, 3.000 phóng viên báo chí tập trung về APEC là minh chứng sinh động cho thấy tầm vóc của APEC cũng như ý nghĩa quan trọng của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định.

Bài, ảnh: Anh Phong – Lê Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự APEC 2024

Sau khi kết thúc các hoạt động tại Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024, chiều 16/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự APEC 2024
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top