ClockThứ Hai, 07/12/2020 08:43

“Cần câu” cho đồng bào dân tộc thiểu số…

TTH - Đồng bào DTTS là một phần quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, với hơn 14,2 triệu người.

Phát huy lợi thế vùng dân tộc thiểu số, miền núiVị thế người dân tộc thiểu số ngày càng nâng caoThành lập BCĐTƯ Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 130 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực, với trọng tâm là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững… cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021 – 2025, theo tinh thần Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Con số này được công bố tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II, diễn ra cuối tuần qua.

Đồng bào DTTS là một phần quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, với hơn 14,2 triệu người. Thời gian qua, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày được nâng cao. Đến nay, mạng lưới giao thông, điện, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế… vùng đồng bào DTTS cơ bản được đảm bảo. Nhiều mô hình phát triển kinh tế, giúp đồng bào từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu được triển khai.

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đồng bào DTTS hiện có hơn 54 nghìn người, chủ yếu là dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều… được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Cùng với cả nước, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được tỉnh triển khai nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… với kinh phí đầu tư cho đồng bào vùng DTTS trên địa bàn hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Song song với đầu tư vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, các chương trình, dự án…, các ban ngành, đoàn thể, bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn vùng có đồng bào DTTS đã có nhiều việc làm thiết thực, nhất là tạo sinh kế bền vững cho người dân…

Được biết, riêng nguồn lực để thực hiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội cho vùng DTTS và miền núi, chiếm đến 71,4% tổng chi cho các nhiệm vụ này của cả nước. Song, thực tế cho thấy, vùng đồng bào DTTS tại Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nước nói chung so với sự phát triển của các vùng khác vẫn còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao. Nguyên nhân được cho là kỹ năng lao động của người DTTS còn thấp, khiến cho cơ hội việc làm bị hạn chế và thu nhập chậm được cải thiện.

Bên cạnh đó, sự trông chờ, ỷ lại, thiếu hoạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường của một bộ phận đồng bào DTTS… cũng là nguyên nhân khiến vùng DTTS chậm phát triển. Trong thực tế, có nhiều mô hình, dự án tạo sinh kế bền vững cho đồng bào như đầu tư con giống phát triển chăn nuôi, nhưng chỉ được một thời gian, do người dân không có ý thức quản lý, thậm chí còn mang con giống để giết thịt. Ngoài ra, tình trạng cạn kiệt tài nguyên rừng, đất sản xuất bị ảnh hưởng từ các công trình, dự án thủy điện, khai thác mỏ… ít nhiều đã tác động tiêu cực đến sinh kế người dân.

Việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS thời gian qua là thực tiễn với nhiều bài học quý giá, để việc triển khai đề án lần này đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào tích cực lao động, sản xuất, khắc phục tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại; quan tâm tổ chức lại sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, cách trồng, cách chăm, cách nuôi cho người dân... Đó là “cần câu” để đồng bào DTTS chủ động trong phát triển kinh tế, vươn lên cùng sự phát triển chung của đất nước.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Return to top