ClockThứ Sáu, 19/04/2024 18:04

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

TTH.VN - Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc giaNâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La SơnBám cơ sở để thực hiện các chương trình một cách đồng bộ

Trung tướng Nguyễn Minh Đức (giữa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khảo sát thực địa tại tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Kiến nghị tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến cao tốc

Trong sáng 19/4, đoàn đã khảo sát tuyến cao tốc từ cầu Tuần đến nút giao liên thông cao tốc với Tỉnh lộ 9 tại huyện Phong Điền.

Tại đây, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đình Bách cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2024, trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền đã xảy ra 2 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm chết 5 người. Ngoài ra, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn lại cắt ngang qua các khu vực sản xuất nông nghiệp của người dân gây khó khăn cho quá trình đi lại, vận chuyển nông lâm sản. Xuất phát từ thực trạng hiện tại không có hệ thống đường gom phục vụ sản xuất nên một số vị trí người dân đã cắt rào chắn để băng qua cao tốc rất nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông... 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho biết, tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn – Tuý Loan sau khi hoàn thành không những kết nối giao thông trục dọc Bắc -Nam mà còn kết nối liên thông với trục ngang thuộc tuyến hành lang kinh tế Đông Tây ra các cảng biển miền Trung; góp phần hình thành và phát triển các khu kinh tế và đô thị ven biển duyên hải miền Trung. 

Đối với tuyến cao tốc đoạn qua huyện Phong Điền, hiện, áp lực giao thông rất lớn, khi phục vụ nhu cầu của hầu hết các tỉnh thành, lại nằm trên trục hành lang Đông - Tây. Do đó, tỉnh kỳ vọng các giải pháp căn cơ để giảm bớt áp lực nói trên, cũng như đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện và người dân khi đi qua địa bàn. 

Cụ thể, tỉnh kiến nghị Quốc hội, các Bộ tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ tuyến cao tốc  Cam Lộ - La Sơn – Túy Loan đạt 4 làn xe. 

Ngoài ra, từ ngày 4/4/2024, Cục Đường bộ Việt Nam đã có phương án điều tiết, phân luồng giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Theo đó, phân luồng cấm một số loại phương tiện lưu thông trên cao tốc, gồm: Xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm; Xe ≥ 6 trục (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo). 

Dự báo lượng phương tiện trên trục Quốc lộ 1 sẽ gia tăng đột biến, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là các đoạn qua khu đông dân cư… Do vậy, tỉnh mong muốn, các cơ quan quản lý, khai thác đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hoàn chỉnh hệ thống biển báo, hướng dẫn phân luồng giao thông đoạn tuyến được giao quản lý; kịp thời xử lý, khắc phục kịp thời các tồn tại, bất cập phát sinh nhằm đảm bảo giao thông thông suốt cho toàn tuyến cao tốc.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã chia sẻ những khó khăn của huyện Phong Điền trong công tác quản lý cao tốc đoạn qua địa bàn cũng như ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến. Những kiến nghị này sẽ được tổng hợp, đề xuất trình Quốc hội xem xét.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương kiến nghị cần có giải pháp đảm bảo an toàn trên các tuyến cao tốc 

Cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo luật

Chiều 19/4, đoàn công tác có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đủ 5 loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt, hàng không, sân bay, cảng biển, đường thuỷ có tính kết nối, liên hoàn, nhiều các đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước. Toàn tỉnh hiện có 11.033 tuyến đường bộ với tổng chiều dài 8.480 km. 

Tham gia góp ý dự thảo Luật Đường bộ, UBND tỉnh thống nhất với các nội dung dự thảo. Đồng thời kiến nghị, bổ sung ở những nội dung về giải thích từ ngữ; chính sách phát triển giao thông đường bộ; đầu tư xây dựng công trình đường bộ…

Cụ thể về giải thích từ ngữ, cần bổ sung nhà chờ xe buýt, điểm quay đầu, điểm đầu cuối tuyến xe buýt để có cơ sở đầu tư phục vụ giao thông công cộng. Chính sách phát triển giao thông đường bộ. Về nguồn lực để phát triển kết câu hạ tầng, cần xác định rõ loại hình đầu tư, hình thành các quỹ đầu tư hạ tầng giao thông. Ngoài ra nhấn mạnh đến việc xã hội hóa đầu tư; bổ sung điều, khoản về giải phóng mặt bằng tại Điều 28...

Liên quan Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tỉnh kiến nghị hoàn thiện các quy định trong dự thảo luật; nhất là các quy định về hành vi bị nghiêm cấm, bảo vệ trẻ em tham gia giao thông đường bộ, đấu giá biển số, phân hạng giấy phép lái xe, điểm giấy phép lái xe, quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông và các quy định khác…

Về dự thảo năm 2023, ngày 8/8/2023, sau khi nghiên cứu, UBND tỉnh cho rằng, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được chỉnh lý 9 chương, 89 điều, số chương giữ nguyên và tăng 8 điều do bổ sung 5 điều mới và tách, nhập các điều đảm bảo phù hợp với nội dung và phạm vi điều chỉnh. Đồng thời, nhận thấy đây là những nội dung được xã hội quan tâm; việc bổ sung, điều chỉnh các nội dung này vào dự thảo luật là hoàn toàn phù hợp thực tiễn khách quan và cơ sở khoa học, góp phần hoàn thiện dự án luật. Vì vậy, dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo.  

Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội thay mặt đoàn công tác ghi nhận những ý kiến, đề xuất của tỉnh Thừa Thiên Huế về các góp ý trong các điều khoản của dự thảo luật. 

Theo Trung tướng Nguyễn Minh Đức, 2 bộ luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, do đó việc tiếp thu ý kiến của các địa phương là cơ sở quan trọng để đoàn công tác tổng hợp và kiến nghị để Ủy ban tiếp tục hoàn chỉnh các nội dung của hai dự thảo luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua, nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Return to top