ClockThứ Hai, 21/07/2014 13:05

Cần lời xin lỗi đúng lúc

TTH - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá VI diễn ra cuối tuần trước, vấn đề cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với người dân, nhất là thái độ ứng xử với người dân tiếp tục được “mổ xẻ”, khi đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh đề cập đến sự chênh lệch 14 bậc trong bảng xếp hạng giữa 2 chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - đứng thứ nhì) và PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh- đứng thứ 16) của tỉnh trong năm 2013.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, CCHC được xác định vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng ngừa và hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy chính quyền các cấp. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác CCHC, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và phục vụ nhân dân tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế thủ tục hành chính của nước ta vẫn còn rườm rà, nhiều kẽ hở gây bao nỗi vất vả, phiền hà, tốn kém cho người dân. Chẳng hạn, con số 100 triệu bản sao được chứng thực trên toàn quốc hàng năm, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thông tin trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 13-7, không chỉ là một sự lãng phí lớn mà còn gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Hoặc chuyện mỗi năm doanh nghiệp phải mất đến 537 giờ kê khai nộp thuế, cao gần nhất trong bảng xếp hạng các nước cũng cho thấy thủ tục thuế còn rườm ra, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí không chính thức, tiêu cực...

Với Thừa Thiên Huế, những năm qua, tỉnh đã dành nhiều công sức và quyết tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện CCHC, nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ hành chính Nhà nước đối với người dân. Chuyển biến rõ nhất là cơ chế “một cửa” được tỉnh triển khai từ năm 2003 tại các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và đến năm 2004 triển khai tại tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Và nay, người dân tiếp tục kỳ vọng vào đề án mô hình một cửa hiện đại cấp huyện đang được UBND tỉnh triển khai. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến giữa tháng 6 tỉnh hoàn thành 27/35 nội dung CCHC, 8 nội dung còn lại sẽ sẽ tiếp tục thực hiện trong những tháng cuối năm.
Cải cách hành chính là công việc phức tạp, đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc hoàn thiện hành lang pháp lý đến việc tổ chức thực hiện, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn yếu tố con người. Bởi, hành lang pháp lý dù có hoàn thiện đến đâu vẫn luôn phát sinh kẽ hở; quy trình dù có chặt chẽ nhưng vận hành đôi lúc chưa đồng bộ; trang thiết bị dù có hiện đại vẫn có lúc trục trặc... Nhưng tất cả sẽ được khắc phục khi cán bộ, công chức tận tâm với công việc và người dân sẽ không bức xúc khi nhận được những lời xin lỗi đúng lúc...
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top