ClockThứ Sáu, 03/05/2013 10:48

Cần sớm thành lập Sở Cảnh sát PCCC

TTH - Mới bước vào đầu mùa hanh khô năm 2013, trên toàn quốc liên tục xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng; đặc biệt là tài sản. Chẳng hạn, vụ hỏa hoạn xảy ra tối 12/4 tại Tổng kho Sacombank (Bình Dương) thiêu rụi tài sản trị giá khoảng 80 tỷ đồng. Trước đó, chiều 6/4, tại Công ty Hà Phong (Bắc Giang), ngọn lửa xuất phát từ khu phát điện rồi lan rộng sang các xưởng may, kho chứa vải và quần áo khiến tài sản của doanh nghiệp cùng 2 ngàn xe máy, xe đạp của công nhân tiêu tan trong nháy mắt. Sáng 4/4, tại tầng 3 Nhà Văn hóa trung tâm Quảng Bình (Đồng Hới), đám cháy bất ngờ bùng phát dữ dội, thiêu hủy toàn bộ nội thất vừa được đầu tư trị giá hàng tỷ đồng...

Tại hội nghị trực tuyến triển khai hai quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) mới đây, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cho hay: Mười năm qua, công tác PCCC trên cả nước đạt những kết quả rất quan trọng, góp phần kìm chế tình hình cháy và hạn chế số vụ, thiệt hại do cháy gây ra. Tuy hàng năm, lực lượng PCCC tại chỗ phát hiện dập tắt trên 50% số vụ cháy, nổ xảy ra nhưng tình hình cháy, nổ vẫn diễn biến rất phức tạp theo chiều hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại: gần 23 ngàn vụ làm chết và bị thương gần 3 ngàn người, thiêu hủy tài sản trị giá hơn 4 ngàn tỷ đồng và hơn 42 ngàn ha rừng (tăng gần ba lần so với mười năm trước đó). “Thời gian qua, tại Thừa Thiên Huế, số vụ cháy tại cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông xảy ra 142 vụ, làm chết bốn người, bị thương 22 người và thiệt hại tài sản trị giá hơn 16 tỷ đồng. Cháy rừng cũng xảy ra 310 vụ làm thiệt hại hơn 500 ha rừng trồng và nổ với 44 vụ, làm chết 33 người, bị thương 29 người và gây thiệt hại tài sản 33 triệu đồng. So với mười năm trước đó, tình hình cháy tại cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và cháy rừng gia tăng cả về số vụ cũng như thiệt hại. Trên 70% số vụ cháy, nổ xảy ra đều được các lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng tại chỗ phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, quá trình tổ chức thực hiện Luật PCCC còn những hạn chế, tồn tại” - Đại tá Võ Xuân Tư, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC & Cứu nạn cứu hộ (CNCH) Công an Thừa Thiên Huế, đánh giá.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Từ nay đến năm 2015, Bộ Công an sẽ đầu tư trang thiết bị, phương tiện PCCC&CNCH, thành lập thêm 12 Sở Cảnh sát PCCC và hoàn thiện mô hình của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH... Sắp đến, Công an Thừa Thiên Huế cũng nghiên cứu, đề xuất việc đầu tư, xây dựng doanh trại trụ sở Đội Cảnh sát PCCC&CNCH phía bắc và đề án thành lập Sở Cảnh sát PCCC&CNCH theo quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
 
Thiết nghĩ, cháy không chỉ gây thiệt hại cho riêng cá nhân, hộ gia đình mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, thiệt hại lớn về vật chất do việc ngừng sản xuất, kinh doanh, tác động xấu và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư cũng như trật tự, an toàn xã hội. Chính vì thế, mỗi người dân cũng như doanh nghiệp cần nhận thức rằng, bảo đảm an toàn PCCC chính là bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình, cộng đồng xã hội để từ đó có trách nhiệm hơn trong công tác này.
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Return to top