ClockThứ Sáu, 06/05/2022 14:29

“Chìa khóa” cho việc làm và thu nhập

Phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 55-58%; thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp… là một trong những mục tiêu cơ bản trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 157/KH-UBND.

Trong sản xuất hàng hóa luôn cần đến các yếu tố: tài nguyên (đất đai, hầm mỏ, đầm phá, sông suối…), vốn, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau và tùy ngành sản xuất mà các yếu tố trên giữ vai trò khác nhau, riêng nguồn nhân lực thì không thể thiếu và luôn giữ vai trò nòng cốt.

Trước đây, khi nền sản xuất hàng hóa phát triển ở trình độ thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển mạnh thì cần lực lượng lao động lớn và yêu cầu chất lượng cũng không cao. Chỉ cần có sức khỏe và một số kỹ năng cơ bản là người lao động có thể gia nhập thị trường lao động. Hiện nay ở một số ngành nghề thâm dụng lao động cũng vậy, như dệt may, da giày, chế biến gỗ… Thực tế, nhiều lao động ở nông thôn lẫn thành thị chưa qua bất cứ trường lớp đào tạo nghề nào nhưng vẫn có thể xin vào làm công nhân may. Chỉ qua khóa đào tạo ngắn hạn tại chỗ ở doanh nghiệp là người lao động có thể bắt tay vào công việc.

Yêu cầu chất lượng, kỹ năng lao động thấp thì đương nhiên thu nhập của người lao động không thể cao, đời sống không thể tốt. Chính điều này khiến nhiều lao động không yên tâm với công việc và sẵn sàng nhảy việc, khiến doanh nghiệp vừa tốn kinh phí đào tạo, vừa bị động trong sản xuất.

Trong thời kỳ phát triển công nghiệp 4.0 hiện nay, yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao hơn, đa dạng hơn, với kiến thức, kỹ năng nghề ngành càng chuyên sâu. Điều này đòi hỏi người lao động phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu hơn. Nếu được trang bị tốt kiến thức, có kỹ năng nghề, người lao động sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, với thu nhập cao hơn lao động khác. Chẳng hạn, ngành dệt may là một trong những ngành phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế, thu hút hàng chục nghìn lao động. Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện “đỏ mắt” vẫn không tìm được lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng chuyên ngành dệt may.

Câu chuyện về chất lượng nguồn nhân lực ở ngành dệt may cũng đang diễn ra đối với nhiều ngành nghề khác và ở nhiều mức độ khác nhau, xuất phát từ bất cập trong việc phân luồng đào tạo nghề và cơ cấu đào tạo nghề hiện nay. Nhìn ở góc độ xã hội chúng ta cũng thấy rõ điều này, khi tâm lý chuộng thầy hơn chuộng thợ. Nhiều gia đình vẫn cố ép con theo đuổi con đường đại học, dù lực học của con không tốt và bản thân các cháu cũng không muốn. Chưa kể, nhiều trường hợp không tính đến năng lực bản thân, sở thích, nhu cầu xã hội mà chỉ cần bước vào cánh cổng đại học cho bằng bạn bè. Hệ lụy, nhiều cử nhân thất nghiệp, hay làm công việc chẳng liên quan đến kiến thức đã học và cũng chẳng cần đến trình độ đại học. Không ít trường hợp cử nhân “giấu” bằng đại học để xin vào làm công nhân may là một thực tế.

Để giải quyết bất cập này, thực hiện tốt công tác phân luồng, phát triển giáo dục nghề nghiệp là chìa khóa giải bài toán về việc làm, thu nhập cho người lao động; đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng, ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và tham gia thị trường các nước phát triển khác. Ở tầm vĩ mô, điều này góp phần tạo thị trường lao động bền vững, nâng cao năng suất lao động xã hội và tăng sức hút đối với các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi cần có sự thay đổi nhận thức của xã hội, người lao động đến việc đẩy mạnh phân luồng giáo dục nghề nghiệp ở các cấp học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề...

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Khám phá cv online đẹp
Return to top