|
Ngành sản xuất năng lượng tái tạo ASEAN đang đứng trước triển vọng tích cực. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Theo đó, việc tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo là khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế. Đáng chú ý, ASEAN thậm chí có thể đạt được 47% tỷ trọng công suất điện tái tạo vào năm 2025.
Với tiềm năng năng lượng tái tạo đáng kể, các thành viên ASEAN đã đóng góp khoảng 105 GW vào công suất năng lượng tái tạo toàn cầu. Được biết, tính đến năm 2023, tổng công suất năng lượng tái tạo toàn cầu đã được ghi nhận mức 3.865 GW.
Để đảm bảosự gia tăng nhanh chóng về công suất năng lượng tái tạo của ASEAN, khu vực này cần tăng cường các yếu tố hỗ trợ chính của một hệ thống do năng lượng tái tạo chi phối và vượt qua các rào cản hiện có.
Trong đó, IRENA xác định kết nối điện khu vực là một yếu tố hỗ trợ quá trình khử carbon và chuyển đổi năng lượng của khu vực. Ước tính một cách tiếp cận tích hợp về mở rộng lưới điện ở cấp khu vực có thể nâng tổng công suất năng lượng tái tạo của ASEAN lên 3.400GW vào năm 2050.
“Đây là lý do tại sao lưới điện ASEAN, nhằm kết nối các quốc gia láng giềng và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại năng lượng tái tạo xuyên biên giới nên là trọng tâm của quá trình mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của các quốc gia Đông Nam Á”, ông Francesco La Camera lưu ý.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cũ kỹ và hệ thống lưới điện kém hiệu quả không phù hợp với việc tích hợp cao năng lượng tái tạo biến đổi (VRE), đây là một trong những rào cản đối với tiến trình phát triển.
Rào cản thứ 2 liên quan đến khía cạnh hành chính của các khuôn khổ chính sách. Ngoài ra, tham vọng năng lượng tái tạo của Đông Nam Á đòi hỏi một lực lượng lao động có kỹ năng phù hợp với tương lai năng lượng xanh; đây được xem là rào cản thứ 3 mà khu vực cần giải quyết.
Vì vậy, các quốc gia cần chủ động phối hợp hỗ trợ công tác giáo dục, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động. Các chương trình giáo dục, đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp có thể là một giải pháp, và các chính phủ có thể hợp tác với khu vực tư nhân bằng cách cho phép các công ty tham gia vào những chương trình này.
Việc thực hiện các biện pháp này sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức. Các quốc gia có cơ hội khai thác lợi ích kinh tế từ việc tăng cường năng lượng tái tạo nhưng phải đối mặt với thách thức là huy động tài chính.
ASEAN sẽ cần khoản đầu tư ước tính 210 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2050. Trên thực tế, chỉ có 14 tỷ USD đã được đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực hồi năm ngoái.
Qua đó, tăng cường hợp tác quốc tế có thể mở rộng quy mô tài chính và phân bổ vốn tốt hơn. Các quốc gia có thể hợp tác với các ngân hàng phát triển đa phương để xác định những dự án khả thi về mặt kinh tế, thiết kế chính sách và các công cụ tài chính sáng tạo…