ClockThứ Hai, 01/03/2021 10:57

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3-2021

Điều chỉnh lương giáo viên, kéo dài thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc, xác định các trường hợp khám bảo hiểm y tế đúng tuyến… là những lĩnh vực được điều chỉnh theo quy định mới kể từ tháng 3/2021.

Những chính sách mới có hiệu lực từ cuối tháng 2/20214 chính sách mới về ôtô có hiệu lực từ 2021Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2020Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2020Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9/2020

Ảnh minh họa

Kéo dài thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc tối đa 3 năm

Theo khoản 1 Điều 9, Nghị định 03/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/3/2021, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm, tối đa là 3 năm đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự.

Với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.

Bên cạnh đó, bổ sung 1 trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm là xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.

Khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) thế nào là đúng tuyến?

Theo Điều 6, Thông tư 30/2020/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2021, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 8 trường hợp khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến. Đó là:

- Đến khám, chữa bệnh đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

- Đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh ở các cơ sở cùng tuyến khác trong cùng địa bàn tỉnh.

- Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

- Người tham gia BHYT được chuyển tuyến.

- Người tham gia BHYT có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, tạm trú… khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.

- Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Điều chỉnh hệ số lương giáo viên từ mầm non đến THCS công lập

Theo các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, kể từ 20-3-2021, cách xếp lương cho giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp mới tương ứng như sau:

- Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 6,38 (hiện nay đang áp dụng từ 1,86 - 4,98).

- Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay đang áp dụng từ 1,86 - 4,98).

- Giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay đang áp dụng từ 2,1 - 6,38).

Giáo viên công lập không cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Theo các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 20/3/2021, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên được quy định như sau: “Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.

Như vậy, người thi tuyển viên chức để được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hoặc nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên (công lập) sẽ không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; khác với quy định cũ: “trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; trình độ ngoại ngữ bậc 1 hoặc bậc 2, 3 (tùy hạng giáo viên, cấp dạy) hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc”.

Cho người khác “mượn” văn bằng, chứng chỉ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, kể từ ngày 10/3/2021, mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng được áp dụng với một trong các hành vi: sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình; sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Nội dung này mới được bổ sung so với quy định cũ; đồng thời mức phạt tối đa với tất cả các loại hành vi được tăng thêm 2 triệu đồng (trước là 8 triệu đồng).

Danh mục ngành nghề, công việc được về hưu trước tuổi

Căn cứ khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được về hưu trước tuổi (nhưng không quá 5 năm). Danh mục này được ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, gồm 1.838 nghề, công việc cụ thể trong các lĩnh vực như khai thác khoáng sản; cơ khí luyện kim; xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông…

Theo SGGP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm

Chiều 26/9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2024. UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì hội nghị.

Triển khai các giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm
Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
Lợi ích từ “tấm bùa hộ mệnh”

Bảo hiểm Y tế (BHYT) là một chính sách xã hội nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, là “tấm bùa hộ mệnh” của người dân trong những lúc ốm đau, bệnh tật. Nhờ vào chính sách BHYT mà hàng triệu người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn khi điều trị, đồng thời giảm chi phí và gánh nặng kinh tế trong gia đình.

Lợi ích từ “tấm bùa hộ mệnh”
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Return to top