ClockThứ Ba, 02/07/2024 13:32

Lợi ích từ “tấm bùa hộ mệnh”

TTH - Bảo hiểm Y tế (BHYT) là một chính sách xã hội nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, là “tấm bùa hộ mệnh” của người dân trong những lúc ốm đau, bệnh tật. Nhờ vào chính sách BHYT mà hàng triệu người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn khi điều trị, đồng thời giảm chi phí và gánh nặng kinh tế trong gia đình.

Ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7Thay đổi về chính sách bảo hiểm y tế từ 1/7: Người dân hưởng lợi4 thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7

Khám, chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Da liễu 

Bảo hiểm Y tế (BHYT) là một chính sách xã hội nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, là “tấm bùa hộ mệnh” của người dân trong những lúc ốm đau, bệnh tật. Nhờ vào chính sách BHYT mà hàng triệu người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn khi điều trị, đồng thời giảm chi phí và gánh nặng kinh tế trong gia đình.

Giảm gánh nặng kinh tế

2 lần nhiễm COVID-19 nên từ tháng 2/2023 đến nay, thời gian ông Nguyễn Công H. trú tại xã Phong Chương (Phong Điền) ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà với căn bệnh viêm phổi và hen suyễn mãn tính. Vì vậy, nếu tính các chi phí khám, chữa bệnh (KCB), mỗi năm gia đình ông H. phải chi cả trăm triệu đồng. Rất may, vì tham gia BHYT, 80% chi phí KCB đều được Quỹ BHYT chi trả nên giảm đi gánh nặng kinh tế để gia đình tập trung bồi dưỡng cho ông.

Khác với căn bệnh mãn tính của ông H., đang trong độ tuổi khỏe mạnh và là lao động chính của gia đình, mới đây anh Phan Văn B., trú tại phường Thủy Xuân, TP. Huế phải nhập viện cấp cứu để mổ khối u ác tính ở gan. Sau mổ, B. tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian dài nên các chi phí KCB khá lớn.

“Trước đây, do điều kiện gia đình khó khăn nên 2 vợ chồng không tham gia BHYT mà chỉ ưu tiên đóng cho 2 con trai làm nghề lái xe vì lo sợ rủi ro dọc đường. 5 năm trở lại đây, điều kiện đỡ hơn nên tham gia cho cả gia đình 4 người. Nhờ vậy, khi chồng nhập viện, các chi phí KCB, phẫu thuật đều có BHYT chi trả, giảm bớt gánh nặng. Nghĩ lại, nếu không tham gia BHYT chắc giờ phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền điều trị bệnh cho anh”, chị Nga, vợ anh B. chia sẻ.

Theo số liệu từ BHXH tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, tổng số người tham gia BHYT hơn 1.160 ngàn người, đạt 99,15% so với kế hoạch. Để đạt chỉ tiêu trên, thời gian qua BHXH tỉnh đã phối hợp với ngành y tế nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để thực hiện chính sách BHYT, vừa bảo đảm quyền lợi cho người tham gia, vừa kiểm soát chi phí KCB một cách có hiệu quả nhất.

Theo đó, đến nay đơn vị đã ký hợp đồng KCB BHYT với 41 đơn vị, với tổng số 187 cơ sở KCB BHYT; phối hợp với ngành y tế tổ chức thực hiện chính sách BHYT, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát chi phí KCB BHYT, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quỹ BHYT; chủ động triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng quy định. Trong đó, tổng chi phí BHYT phát sinh tại tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 hơn 1.350 tỷ đồng/1.206 ngàn lượt KCB. So với cùng kỳ 2023, chi phí KCB phát sinh tại tỉnh tăng 80 tỷ đồng (tăng 6,3%).

Đảm bảo quyền lợi người tham gia

Việc tham gia BHYT đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may bị bệnh hay có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, để thu hút người dân tham gia BHYT, Nhà nước đã linh hoạt triển khai nhiều chính sách, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi, những người trong diện hộ nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí; Nhà nước cũng hỗ trợ 100% mức đóng phí BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; hỗ trợ tối thiểu 70% phí BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo; UBND tỉnh, thành phố có thể hỗ trợ mức đóng phí BHYT cho người cận nghèo của địa phương từ 10 - 30%...

Người có thẻ BHYT khi đi KCB được Quỹ BHYT trả toàn bộ hoặc một phần tiền KCB, tỷ lệ chi trả phụ thuộc vào việc chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến; được cán bộ có chuyên môn y tế khám bệnh, chữa bệnh; được chuyển đến bệnh viện tuyến trên khi bệnh nặng. Ngoài ra, trường hợp người có thẻ đang điều trị tại cơ sở KCB nhưng thẻ BHYT hết hạn thì Quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó, những người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu KCB đúng tuyến và số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh tập hợp chứng từ đồng chi trả gửi cơ quan BHXH để được cấp giấy miễn đồng chi trả cho những lần sau trong năm.

Theo Giám đốc BHXH tỉnh, ông Nguyễn Viết Dũng, trong 6 tháng đầu năm 2024 công tác kiểm soát chi phí KCB BHYT còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, chi phí BHYT phát sinh tăng 80 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,3%. Nguyên nhân do cơ chế tự chủ tại các cơ sở KCB cũng như công tác xã hội hóa trong y tế nên các cơ sở KCB có xu hướng tăng nguồn thu, dẫn đến tình trạng chỉ định xét nghiệm chưa phù hợp với tình trạng bệnh, thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật khi chưa thật cần thiết, tăng cường chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú và kéo dài thời gian nằm viện dẫn đến gia tăng chi phí điều trị tại một số cơ sở KCB...

Thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý và giải quyết tốt các chế độ BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí KCB BHYT; sử dụng quỹ BHYT an toàn, hiệu quả; tăng cường kiểm tra công tác KCB để bảo đảm quyền lợi KCB của đối tượng tham gia và kịp thời ngăn ngừa, xử lý việc lạm dụng quỹ KCB BHYT. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT để cán bộ, đảng viên và Nhân dân, các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHYT; từ đó nâng cao ý thức tự giác, chấp hành pháp luật về BHYT.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI TUYẾN HUYỆN:
Bệnh nhân lợi nhiều đường

Trung tâm Y tế Phú Vang là đơn vị y tế tuyến huyện đầu tiên có Khoa Phục hồi chức năng (PHCN). Không chỉ người khuyết tật điều trị thuận tiện, các hoạt động ở lĩnh vực này cũng được lan tỏa trong cộng đồng.

Bệnh nhân lợi nhiều đường
Rút bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động khó tiếp cận lương hưu

Lựa chọn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, người lao động (NLĐ) không chỉ đối mặt với khó khăn, rủi ro tuổi già mà cả hệ thống chính trị phải trăn trở với bài toán an sinh trong tương lai. Thay vì chọn phương án rút BHXH một lần để giải quyết khó khăn trước mắt, NLĐ có thể bảo lưu thời gian đóng, khi có điều kiện sẽ tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện để thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội khi hết tuổi lao động.

Rút bảo hiểm xã hội một lần Người lao động khó tiếp cận lương hưu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Return to top